20/07/2018 09:56 GMT+7 | Trong nước
(giaidauscholar.com) - Các nhà khoa học vừa tìm thấy mẫu hóa thạch rắn con cổ xưa nhất từng được biết đến trên thế giới tại Myanmar.
Xác của con rắn con bị mất đầu, dài khoảng 5cm, được bảo quản khá hoàn hảo trong một mảnh hổ phách. Nhiều khả năng chú rắn vừa mới nở này bị dính vào nhựa cây và không thể thoát ra. Qua phân tích giải phẫu bằng các thiết bị tân tiến, các nhà nghiên cứu nhận thấy con rắn có niên đại lên tới 99 triệu năm.
Loài rắn mới này – được đặt tên là Xiaophis myanmarensis – sinh sống ở kỷ Phấn trắng cùng với những loài khủng long to lớn. Phát hiện mới này gợi mở khả năng loài rắn đa dạng về mặt sinh học hơn chúng ta tưởng.
Tờ USA Today (Mỹ) đưa tin, nhà cổ sinh vật học Michael Caldwell – đồng tác giả của chương trình nghiên cứu - làm việc tại trường Đại học Alberta (Canada), cho biết: "Con rắn này có liên quan đến những con rắn cổ đại tại Argentina, châu Phi, Ấn Độ và Australia. Đây là một yếu tố quan trọng - và cho đến tận bây giờ vẫn còn thiếu sót - trong kiến thức về sự tiến hóa của loài rắn".
Theo tạp chí Science Advances, loài rắn có thể đã di chuyển từ các vùng nước và ven biển đến môi trường rừng sớm hơn so với các nghiên cứu trước đây. Bên cạnh đó, cơ chế phát triển xương sống của chúng hầu như không thay đổi qua hàng triệu năm qua.
Ông Caldwell cho biết dựa trên phân tích mẩu hổ phách, chú rắn nhỏ này đã sống trong một môi trường rừng ẩm ướt có vô số thực vật và côn trùng. Đây cũng chính là mẫu hóa thạch rắn con đầu tiên được tìm thấy bởi chúng có kích thước rất nhỏ và mỏng manh.
TTXVN (Clip: National Geographic)
Đăng nhập
Họ và tên
Mật khẩu
Xác nhận mật khẩu
Mã xác nhận
Tải lại captchaĐăng ký
Xin chào, !
Bạn đã đăng nhập với email:
Đăng xuất