06/01/2016 06:28 GMT+7 | Di sản
(giaidauscholar.com) - Bảo tàng Lịch sử Quốc gia và Đại học Đông Á (Nhật Bản) vừa công bố kết quả khai quật khảo cổ năm 2015 tại thành cổ Luy Lâu (Thuận Thành, Bắc Ninh). Các nhà khảo cổ đã tìm được 900 mảnh khuôn đúc trống đồng, dấu vết thành Nội cùng nhiều hiện vật khảo cổ giá trị tại Luy Lâu.
Trong lớp này còn thấy các mảnh xỉ lò, đống đất nguyên liệu, các vật dụng liên quan đến việc đúc luyện kim loại. Bên cạnh các mảnh khuôn có hoa văn phát hiện năm 2014 như vòng tròn tiếp tuyến, vạch ngắn song song, văn bông lúa, còn có các loại hoa văn mới như văn hình trâm, văn lông chim.
Thành cổ Luy Lâu là di tích lịch sử văn hóa cấp quốc gia và cũng là di chỉ khảo cổ học gắn liền với tên tuổi của cố GS Trần Quốc Vượng, TS Nishimura… Tại đây, TS Nishimura đã tìm ra mảnh khuôn đúc trống đồng đầu tiên. Đây là “bằng chứng thép” chống lại các luận điệu sai lệch cho rằng trống đồng không phải của người Việt mà do các nơi khác chuyển đến.
Năm 2013, Thể thao & Văn hóa (TTXVN) đã đăng loạt bài nhiều kỳ về thực trạng xâm hại nghiêm trọng tại di tích quốc gia, di chỉ khảo cổ thành cổ Luy Lâu. Theo đó, diện tích đất 26.000 mét vuông của di tích 2000 năm tuổi này “bỗng dưng biến mất”.
Sau loạt bài này, Chủ tịch UBND tỉnh Bắc Ninh đã đưa ra những phương án cụ thể để “giải cứu” thành cổ Luy Lâu như: Cắm lại mốc giới, khoanh vùng bảo vệ thành cổ Luy Lâu, tôn tạo đền thờ Sĩ Nhiếp và chùa Phi Tướng...
Phạm Mỹ
Thể thao & Văn hóa
Đăng nhập
Họ và tên
Mật khẩu
Xác nhận mật khẩu
Mã xác nhận
Tải lại captchaĐăng ký
Xin chào, !
Bạn đã đăng nhập với email:
Đăng xuất