15/07/2015 19:00 GMT+7 | Trong nước
(giaidauscholar.com) - New Horizons của Mỹ đã đi vào lịch sử trong ngày thứ Ba, khi trở thành tàu vũ trụ đầu tiên tới gần Sao Diêm Vương, sau gần 10 năm di chuyển, vượt qua quãng đường gần 5 tỷ km.
Dù Sao Diêm Vương đã bị hạ cấp từ một hành tinh xuống một hành tinh lùn vào năm 2006, nó vẫn là một phần của Thái dương hệ.
Hành tinh lùn này vẫn di chuyển bên rìa Thái dương hệ, trong một vùng bí ẩn có nhiều băng đá gọi là Vành đai Kuiper.
Trước đây, chúng ta chẳng thể hình dung được rằng Sao Diêm Vương trông sẽ như thế nào. Nhưng chuyện đã thay đổi khi New Horizons tới gần Sao Diêm Vương và gửi về những bức ảnh có độ phân giải cao đầu tiên, vô cùng chi tiết, giúp chúng ta hiểu biết hơn về hành tinh lùn này.
Theo các kết quả phân tích đầu tiên, số liệu mới ghi nhận Sao Diêm Vương có đường kính 2.370 km, lớn hơn khoảng 80km so với ước tính trước đây. Với kích thước lớn hơn, Sao Diêm Vương sẽ có nhiều băng và ít đá hơn so với ước tính trước đây, đây là một chi tiết quan trọng đối với các nhà khoa học trong việc xâu chuỗi quá trình hình thành của tiểu hành tinh này cũng như cả Hệ Mặt Trời.
Theo nhà khoa học hàng đầu của NASA John Grunsfeld, Sao Diêm Vương là tàn dư hóa thạch của giai đoạn đầu hình thành Hệ Mặt Trời, vì vậy cần phải tìm hiểu thêm về tiểu hành tinh này. Ngoài ra, kích thước cũng ảnh hưởng đến độ lớn của khí quyển của Sao Diêm Vương.
Nhân sự kiện, Ben Gross, một nhà nghiên cứu tại Quỹ Chemical Heritage, đã tung lên mạng một bức ảnh chụp các thành viên trong “gia đình” Thái dương hệ, ở đó Sao Diêm Vương nằm ở phía bên phải, tại hàng dưới cùng.
Đăng nhập
Họ và tên
Mật khẩu
Xác nhận mật khẩu
Mã xác nhận
Tải lại captchaĐăng ký
Xin chào, !
Bạn đã đăng nhập với email:
Đăng xuất