Nhiều phát hiện và thành quả nghiên cứu mới về khảo cổ học

26/09/2019 14:30 GMT+7 | Văn hoá

(giaidauscholar.com) - Ngày 26/9, tại Hà Nội, Viện Khảo cổ học-Viện Hàn lâm Khoa học Xã hội Việt Nam đã tổ chức Hội nghị Thông báo khảo cổ học lần thứ 54-năm 2019. Tham dự có đông đảo các nhà khoa học chuyên ngành trong cả nước; đại biểu các cơ quan hữu quan, các tổ chức Trung ương, địa phương và đại biểu quốc tế.

Có 356 phát hiện mới về khảo cổ học năm 2018 

Có 356 phát hiện mới về khảo cổ học năm 2018 

Đây là thông tin được đưa ra tại Hội nghị Thông báo về khảo cổ học lần thứ 53, năm 2018, do Viện Hàn lâm Khoa học Xã hội Việt Nam phối hợp với Uỷ ban Nhân dân tỉnh Thừa Thiên - Huế, Trung tâm Bảo tồn Di tích Cố đô Huế tổ chức, chiều 29/9, tại Thừa Thiên - Huế.

Phát biểu tại Hội nghị, Tiến sĩ Đặng Xuân Thành, Phó Chủ tịch Viện Hàn lâm Khoa học Xã hội Việt Nam nhấn mạnh: Hội nghị Thông báo những phát hiện mới về khảo cổ học là hoạt động khoa học hàng năm của ngành Khảo cổ học cả nước hơn nửa thế kỷ qua. Hội nghị có ý nghĩa lớn trong việc trao đổi thông tin, tranh luận học thuật, đánh giá giá trị di sản văn hóa. Viện Hàn lâm Khoa học Xã hội Việt Nam đánh giá cao sự nỗ lực của Viện Khảo cổ học cùng các cơ quan hữu quan duy trì hoạt động thường niên này.

Thông báo những phát hiện mới năm 2019 về Khảo cổ học, Phó Giáo sư Tiến sĩ Bùi Văn Liêm, Viện Khảo cổ học cho biết: Hội nghị lần này đã nhận được 360 tham luận, gồm 95 bài về Khảo cổ học Tiền sử; 206 bài Khảo cổ học Lịch sử; 43 bài Khảo cổ học Champa-Óc Eo; 11 bài Khảo cổ học Dưới nước và 5 bài về các hoạt động tiêu biểu của các cơ quan chuyên ngành. Đây là những kết quả của hơn một năm hoạt động sôi nổi, nghiêm túc và khoa học của ngành Khảo cổ học, cũng như các cá nhân quan tâm đến Khảo cổ học.

Cụ thể: Khảo cổ học Tiền sử có nhiều thông báo về những phát hiện và nghiên cứu thời đại Đá. Nổi bật trong giai đoạn này là cuộc khai quật hang động núi lửa C6-1 ở tỉnh Đắk Nông và các nghiên cứu về thành phần nhân chủng, bào tử phấn hoa, mộ táng, di cốt động vật của di tích. Kết quả khai quật và các nghiên cứu khẳng định thêm hang C6-1 là địa điểm cư trú, chế tác công cụ (di chỉ-xưởng) và mộ táng…

Chú thích ảnh
Chùa Dâu - ngôi chùa sớm bậc nhất Việt Nam thuộc văn hóa vùng Luy Lâu xưa. Ảnh: Báo Tuổi trẻ

Trong hơn một năm qua, có khá nhiều cuộc khai quật các di tích Khảo cổ học giai đoạn Lịch sử. Tiêu biểu như tại tỉnh Bắc Ninh, di tích Luy Lâu tiếp tục được khai quật 2 lần. Bộ môn Khảo cổ học đã phối hợp với ban Quản lý Di tích Bắc Ninh, Bảo tàng Bắc Ninh và Đại học Trung Sơn (Trung Quốc) khai quật tại khu vực trung tâm thành Nội. Kết quả khai quật khẳng định khu vực này là một di chỉ cư trú có niên đại kéo dài trong thời kỳ Bắc thuộc.

Còn tại tỉnh Phú Yên, Viện Khảo cổ học đã khai quật phế tích Đồng Miễu. Dựa vào kết quả nghiên cứu kiến trúc, những người khai quật nhận định lần xây tháp thứ nhất có niên đại thế kỷ IV; lần sửa chữa, thậm chí xây lại tháp sau đó vào thế kỷ V. Đây là di tích đền tháp xây gạch Champa có niên đại sớm nhất được biết đến lần đầu tiên trong văn hóa Chăm xưa. Từ trước đến nay, các nghiên cứu về kiến trúc Champa đều cho rằng trước thế kỷ VII. Nên việc phát hiện di tích tháp Đồng Miễu đã làm thay đổi nhận thức này.

Chú thích ảnh
Phế tích Chăm Pa cổ được tìm thấy tại Đồng Miễu. Ảnh: Báo Dân Trí

Đặc biệt, các thành viên của Chương trình Khảo cổ học hàng hải Việt Nam (VMAP) đã tiến hành khảo sát, nghiên cứu tại đảo Quan Lạn (Quảng Ninh). Đoàn cũng đã khai quật lần 2 di tích Đồng Chổi nhằm làm rõ giá trị di tích, góp phần nghiên cứu lịch sử khu vực này trước khi Vân Đồn trở thành thương cảng quốc tế. Kết quả cho thấy di tích là một khu mộ địa của cư dân thời kỳ Đá mới. Di tích Đổng Chổi có nhiều tiềm năng và trữ lượng lớn về mực nước biển cổ; môi trường sinh thái; mối giao lưu văn hóa và đời sống của cư dân nơi đây.

Chú thích ảnh
Đảo Quan Lạn (Quảng Ninh). Ảnh: Internet

Trong những thành quả hoạt động Khảo cổ học năm 2018-2019, nổi bật là Tổng kết 5 năm hợp tác khai quật Việt-Nga tại hệ thống di tích đá cũ An Khê (Gia Lai), Hội thảo quốc tế về Kỹ nghệ sơ kỳ Đá cũ An Khê đã đánh giá, khẳng định thêm một bước giá trị của di tồn văn hóa Đá cũ An Khê, với sự xuất hiện của người nguyên thủy sớm nhất hiện biết ở Việt Nam.

Theo đánh giá của Tiến sĩ Nguyễn Gia Đối, Quyền Viện trưởng Viện Khảo cổ học: Khảo cổ học bên cạnh việc nghiên cứu lịch sử, nhân học văn hóa còn gắn chặt với hoạt động nghiên cứu, đánh giá giá trị các di sản văn hóa. Trong vòng hơn 1 năm qua, ngành Khảo cổ học cũng đã tư vấn cho các cơ quan quản lý văn hóa và một số địa phương tiến hành công tác bảo tồn, phát huy giá trị các di tích khảo cổ và di sản văn hóa. Những thành quả nghiên cứu và tư vấn đang đem lại hiệu ứng xã hội tích cực vì các mục tiêu soi sáng lịch sử, gìn giữ phát huy giá trị di sản văn hóa của đất nước, góp phần xây dựng con người, văn hóa Việt Nam tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc.

Văn Hào/TTXVN

Cùng chuyên mục
Xem theo ngày
Đọc thêm