24/03/2016 11:08 GMT+7 | Thế giới
(giaidauscholar.com) – Sáng 24/3, tại trường THPT Phan Châu Trinh, Sở Giáo dục & Đào tạo Đà Nẵng đã phối hợp với Hội Khoa học Lịch sử TP. Đà Nẵng tổ chức lễ kỉ niệm 90 năm ngày cả nước để tang chí sĩ Phan Châu Trinh.
Tại ngôi trường mang tên nhà yêu nước Phan Châu Trinh, mọi người cùng ôn lại sự kiện cả nước để tang người con của xứ Quảng- Đà, diễn ra từ 90 năm trước (24/3/1926). Đây được là một sự kiện trọng đại trong lịch sử đấu tranh dựng nước và giữ nước của dân tộc Việt Nam.
Ông là một nhà văn, nhà thơ, chí sĩ yêu nước thời cận đại của dân tộc Việt Nam, người mở đầu cho phong trào Duy Tân cổ vũ tư tưởng dân chủ, tiếp thu những tinh hoa văn hóa của nhân loại, là người đầu tiên không phải là một vị lãnh tụ quốc gia nhưng lại được nhân dân cả nước để tang và tưởng nhớ.
90 năm sau ngày ông mất, người dân Đà Nẵng – Quảng Nam vẫn còn nhớ như in về cụ Phan Châu Trinh.
90 năm sau ngày ông mất, người dân Đà Nẵng – Quảng Nam vẫn còn nhớ như in về ông, một người con được sinh ra từ mảnh đất xứ Quảng.
Từ sáng sớm hàng nghìn học sinh trường THPT Phan Châu Trinh đã có mặt tại trường, trong màu áo trắng tinh cùng hát lên những bài ca về nhà yêu nước. Dưới bức tượng bán thân của Phan Châu Trinh được đặt giữa sân trường THPT Phan Châu Trinh cũ, Lãnh đạo Sở Giáo dục & Đào tạo Đà Nẵng, lãnh đạo Hội Khoa học Lịch sử TP. Đà Nẵng đã cùng với giáo viên và các em học sinh thắp lên những nén nhang tưởng nhớ người chí sĩ.
Phan Châu Trinh là một nhân vật đặc biệt. Nhà Cách mạng Nguyễn Ái Quốc đã từng viết trong báo cáo gửi Quốc tế Cộng sản rằng: “trong lịch sử người An Nam chưa hề được chứng kiến một sự kiện to lớn như vậy bao giờ”. Đám tang ông được cử hành rất trọng thể tại Sài Gòn, hàng chục vạn đồng bào thành phố và các tỉnh lân cận tiễn đưa chí sĩ yêu nước đến nơi an nghỉ cuối cùng.
Học sinh trường THPT Phan Châu Trinh thắp hương tại Nhà lưu niệm Phan Châu Trinh.
Tại buổi lễ, nhà nghiên cứu Bùi Văn Tiếng, Chủ tịch Hội Khoa học Lịch sử TP. Đà Nẵng chia sẻ: “Theo tường thuật của nhiều tờ báo ở Sài Gòn lúc bấy giờ, dòng người tham dự đám tang dài, đông đến nỗi linh cữu đã đến nghĩa trang hội Gò Công tương tế mà nhiều người vẫn còn đứng chật nơi căn nhà số 54 Pallerin (nay là Pasteur), nơi đặt quan tài và tổ chức lễ truy điệu chưa chuyển bước được. Cũng trong thời gian này, trong khắp cả nước, từ Nam ra Bắc đã dấy lên phong trào làm lễ truy điệu và để tang Phan Châu Trinh”.
Kết thúc lễ tưởng niệm, thầy cô giáo và học sinh trường THPT Phan Châu Trinh cũng đến Nhà lưu niệm Phan Châu Trinh (số 72 Phan Châu Trinh) để thắp hương tưởng niệm người chí sỹ yêu nước Phan Châu Trinh.
Hoàng Yến
Đăng nhập
Họ và tên
Mật khẩu
Xác nhận mật khẩu
Mã xác nhận
Tải lại captchaĐăng ký
Xin chào, !
Bạn đã đăng nhập với email:
Đăng xuất