25/02/2014 18:09 GMT+7 | Trong nước
(giaidauscholar.com) - Tờ báo Đức Süddeutsche Zeitung đã bị cáo buộc bài Do Thái sau khi đăng tải những hình ảnh biếm họa mô tả Mark Zuckerberg như một con bạch tuộc đang kiểm soát thế giới với những cái vòi của mình.
Những hình ảnh trên được công bố trên tờ báo thứ Sáu tuần trước, ngay sau khi Facebook chính thức mua Whatsapp, công ty dịch vụ nhắn tin di động hàng đầu thế giới trong thương vụ trị giá 19 tỷ USD.
Trong đó, Zuckerberg (sinh ra trong một gia đình Mỹ gốc Do Thái), như một con bạch tuộc, với xúc tu nắm chặt các máy tính và chiếc điện thoại, logo của WhatsApp.
Bên cạnh đó, người sáng lập Facebook 29 tuổi được miêu tả với những hình ảnh đặc trưng bị gán cho người Do Thái từ thời Đức Quốc xã với chiếc mũi nhọn hoắt như phù thủy, môi dầy và mái tóc xoăn.
Ông Efraim Zuroff, đại diện Trung tâm Simon Wiesenthal, một tổ chức phi chính phủ về vấn đề nhân quyền của người Do Thái có trụ sở đặt tại Mỹ nói với tờ Jerusalem Post: “Đó là những hình ảnh gợi nhớ lại sự phân biệt và quá khứ đau thương của chủ nghĩa phát xít đối với người Do thái”. Ông Zuroff nhấn mạnh những hình ảnh đó "Hoàn toàn kinh tởm và không thể chấp nhận".
Hình ảnh ví người Do Thái giống như bạch tuộc được Đức quốc xã sử dụng khá nhiều trong việc tuyên truyền chống lại người Do Thái từ những năm 1930 và trong chiến tranh thế giới thứ hai.Tác giả bức tranh, họa sĩ chuyên vẽ tranh biếm họa, Burkhard Mohr, đã gửi lời xin lỗi đến Mark Zuckerberg và thế giới Do thái trong một email đến tờ Jerusalem Post hôm thứ Hai.
Họa sĩ Burkhard Mohr viết: “Trong ý thức của tôi, việc chống lại người Do Thái và phân biệt chủng tộc là là hoàn toàn xa lạ. Dù vô ý, nhưng tôi cam kết đây là lần cuối cùng tranh của tôi xúc phạm người khác người vì quốc tịch, tôn giáo hay nguồn gốc của họ”.
Họa sĩ Mohr cũng đã chuộc lỗi bằng một phiên bản tranh khác, cập nhật thay thế khuôn mặt của Zuckerberg với một lỗ hình chữ nhật trống trên báo điện tử của tờ Süddeutsche Zeitung.
Trong khi đó, ngày thứ Hai, trên Twitter của mình, tờ báo đã đăng một thông điệp đơn giản: “Chúng tôi xin lỗi vì đã đăng tải bức tranh biếm họa này”.
Các họa sĩ biếm họa thường lấy hình ảnh bạch tuộc để mô tả những người, nước có tham vọng thống trị thế giới.
Thảo Vy
Theo Dailymail
Đăng nhập
Họ và tên
Mật khẩu
Xác nhận mật khẩu
Mã xác nhận
Tải lại captchaĐăng ký
Xin chào, !
Bạn đã đăng nhập với email:
Đăng xuất