Chốt mức tăng lương tối thiểu vùng năm 2020 là 5,5%

11/07/2019 21:08 GMT+7 | Trong nước

(giaidauscholar.com) - Với mức tăng 5,5%, kể từ ngày 1/1/2020, lương tối thiểu vùng một sẽ tăng thêm 240.000 đồng, từ 4,18 triệu lên 4,42 triệu; vùng hai tăng thêm 210.000 đồng, từ 3,71 triệu lên 3,92 triệu đồng; vùng ba tăng thêm 180.000 đồng, từ 3,25 triệu lên 3,43 triệu đồng và vùng bốn tăng thêm 150.000 đồng, từ 2,92 triệu lên 3,07 triệu đồng.

Đề xuất phương án tăng lương tối thiểu vùng từ 7 - 8%

Đề xuất phương án tăng lương tối thiểu vùng từ 7 - 8%

Sáng 14/6, Hội đồng Tiền lương quốc gia tổ chức phiên họp Hội đồng về phương án tiền lương tối thiểu vùng năm 2020, dưới sự chủ trì của Thứ trưởng Bộ Lao động, Thương binh và Xã hội Doãn Mậu Diệp, Chủ tịch Hội đồng Tiền lương quốc gia.

 Theo Thứ trưởng Bộ Lao động Thương binh và Xã hội Doãn Mậu Diệp, Chủ tịch Hội đồng Tiền lương quốc gia: Theo phương án ban đầu Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam đưa ra mức tăng lương tối thiểu là 6,7%.

Chú thích ảnh
Ảnh minh họa

Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI) và người sử dụng lao động đề xuất ở mức 4%. Tuy nhiên, vẫn còn có sự chênh lệch giữa hai bên và sau khi thương lượng thiện chí đã đưa ra phương án chốt điều chỉnh lương tối thiểu năm 2020 là 5,5%. 

Ông Doãn Mậu Diệp cho rằng mức lương tối thiểu hiện nay đã đáp ứng hơn 95% mức sống tối thiểu của người lao động và gia đình. Với mức tăng 5,5% thì tiền lương sẽ đáp ứng được cơ bản mức sống tối thiểu cho người lao động. 

Trước đó, ngày 14/6 Hội đồng Tiền lương quốc gia tổ chức phiên đàm phán vòng một về phương án tiền lương tối thiểu vùng năm 2020.

Tại phiên đàm phán này Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam đưa ra hai phương án tăng lương tối thiểu vùng năm 2020.

Theo đó, phương án một có mức tăng 8,18% (tăng 180.000 đồng đến 380.000 đồng); phương án hai có mức tăng 7,06% (tăng từ 160.000 đồng đến 330.000 đồng). 

Theo khảo sát của Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam, với mức tăng lương tối thiểu vùng năm 2019 là 5,3% thì đời sống của người lao động ngày càng được cải thiện. mức điều chỉnh ngày càng tiệm cận dần với nhu cầu sống tối thiểu.

Tuy nhiên, trên thực tế mức tăng này mới chỉ đáp ứng khoảng 95% nhu cầu sống tối thiểu của người lao động. Đời sống của một bộ phận công nhân hiện nay vẫn còn gặp nhiều khó khăn./. 

Hạnh Quỳnh/TTXVN

Cùng chuyên mục
Xem theo ngày
Đọc thêm