Hội thảo khoa học: Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh - 70 năm xây dựng và phát triển

04/09/2019 12:59 GMT+7 | Trong nước

(giaidauscholar.com) - Nhân kỷ niệm 70 năm thành lập Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh (1949-2019), sáng 4/9, tại Hà Nội, Hội thảo khoa học: Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh - 70 năm xây dựng và phát triển, đã được tổ chức dưới sự chủ trì của Giáo sư, Tiến sỹ Nguyễn Xuân Thắng, Bí thư Trung ương Đảng, Chủ tịch Hội đồng lý luận Trung ương, Giám đốc Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh. Đông đảo học giả, nhà nghiên cứu lý luận chính trị đã tham gia và thảo luận nhiều nội dung trọng tâm trong quá trình xây dựng và phát triển Học viện.

50 năm thực hiện Di chúc Bác Hồ: Hội thảo khoa học 'Noi gương Chủ tịch Hồ Chí Minh'

50 năm thực hiện Di chúc Bác Hồ: Hội thảo khoa học 'Noi gương Chủ tịch Hồ Chí Minh'

Ngày 22/8, tại Hà Nội, Đảng ủy Khối các cơ quan Trung ương, Đảng ủy Khối Doanh nghiệp Trung ương và Tạp chí Cộng sản phối hợp tổ chức Hội thảo khoa học với chủ đề “Noi gương Chủ tịch Hồ Chí Minh”.

Phát biểu khai mạc Hội thảo, Bí thư Trung ương Đảng, Chủ tịch Hội đồng lý luận Trung ương, Giám đốc Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh Nguyễn Xuân Thắng cho biết, đây là một trong những hoạt động ý nghĩa nhân kỷ niệm 70 năm thành lập Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh. Hội thảo là dịp các cán bộ, giảng viên của Học viện cùng nhìn nhận, đánh giá, làm sáng tỏ những đóng góp của Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh trong 70 năm qua với sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc; đồng thời chỉ ra những vấn đề, yêu cầu mới đối với sự phát triển của Học viện trong giai đoạn tới, trên tinh thần chiến lược phát triển Học viện đến năm 2025, tầm nhìn năm 2045.

Đề nghị các đại biểu dự Hội thảo phải có những đánh giá sâu sát, khách quan, khoa học về thực tiễn phát triển Học viện thời gian qua, ông Nguyễn Xuân Thắng nhấn mạnh, tuy với những tên gọi khác nhau nhưng bản sắc của Học viện chính là trường Đảng Trung ương với nhiệm vụ chính là đào tạo cán bộ quản lý trung, cao cấp cho Đảng, Nhà nước và hệ thống chính trị, là trung tâm nghiên cứu khoa học quốc gia hàng đầu về chủ nghĩa Mác Lênin, lý luận chính trị, tham gia vào quá trình xây dựng, đổi mới nội dung chương trình giảng dạy lý luận chính trị của hệ thống trường đảng cả nước.

Chú thích ảnh
Giáo sư, Tiến sĩ Nguyễn Xuân Thắng, Bí thư Trung ương Đảng, Chủ tịch Hội đồng Lý luận Trung ương, Giám đốc Học viện Chính trị Quốc gia Hồ Chí Minh phát biểu. Ảnh: Nguyễn Dân -TTXVN

Học viện cũng là nơi đào tạo lực lượng giảng viên vừa sâu sắc về lý luận, vừa am tường về quản lý lãnh đạo; cung cấp luận cứ cho việc hoạch định đường lối, chính sách phát triển của Đảng và Nhà nước. Đặc biệt, từ năm 2013 đến năm 2015, Học viện đã tổ chức các lớp bồi dưỡng dự nguồn cán bộ cao cấp, chuẩn bị nhân sự cho khóa XII. Vừa qua, Học viện đã triển khai các lớp bồi dưỡng kiến thức mới cho cán bộ quy hoạch cấp chiến lược khóa XIII.

Học viện là hạt nhân quan trọng trong quá trình xây dựng hệ thống lý luận chính trị của cả nước. Quyết định 145-QĐ/TW ngày 8/82018 của Bộ Chính trị về chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn, tổ chức bộ máy của Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh nêu rõ: “Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh là trung tâm quốc gia đào tạo, bồi dưỡng cán bộ lãnh đạo, quản lý, trung cao cấp, cán bộ khoa học lý luận chính trị của hệ thống chính trị; trung tâm nghiên cứu quốc gia nghiên cứu lý luận Mác-Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh, đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước, các khoa học chính trị, khoa học lãnh đạo, quản lý”.

Chú thích ảnh
Đồng chí Tô Huy Rứa, nguyên Ủy viên Bộ Chính trị, nguyên Trưởng Ban Tổ chức Trung ương, nguyên Giám đốc Học viện Chính trị Quốc gia Hồ Chí Minh phát biểu. Ảnh: Nguyễn Dân -TTXVN

Khẳng định ở mỗi thời kỳ, Học viện có những dấu ấn phát triển khác nhau, ông Nguyễn Xuân Thắng nhấn mạnh, quyết định thành công của Học viện chính là các thế hệ thầy cô giáo nổi tiếng, là các giảng viên cao cấp, nhà giáo ưu tú, nhà giáo nhân dân. Với truyền thống đó, Học viện đang xây dựng đề án tuyển lựa những sinh viên xuất sắc tốt nghiệp đại học để đào tạo giảng viên cho các trường đảng và hệ thống chính trị cả nước. Bên cạnh đó, Học viện tiếp tục tiến hành các lớp bồi dưỡng kinh điển, các lớp hoàn thiện kỹ năng của giảng viên. Trong hợp tác quốc tế, Học viện mở rộng quan hệ hợp tác với các đối tác chiến lược, đối tác mới, các tổ chức quốc tế...

Tham luận tại Hội thảo, các đại biểu đã đề xuất một số giải pháp trọng tâm để Học viện tiếp tục hoàn thành sứ mệnh là trường Đảng Trung ương theo tinh thần kiên định với nền tảng chủ nghĩa Mác-Lênin, khẳng định sự phụng sự cống hiến của Học viện trong quá trình xây dựng và phát triển của đất nước.

Chú thích ảnh
Học viện Chính trị Quốc gia Hồ Chí Minh. Ảnh: TL

Theo Giáo sư, Tiến sỹ Mạch Quang Thắng, giảng viên cao cấp Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh, trong thời kỳ đổi mới, Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh cần nhận thức rõ hơn, sâu sắc hơn vai trò đặc biệt quan trọng của lý luận chính trị và sự cần thiết phải đổi mới tư duy lý luận trong xây dựng và tổ chức thực hiện đường lối đổi mới; tư vấn cho Đảng trong việc xác định đổi mới tư duy lý luận trên cơ sở nắm vững bản chất khoa học và cách mạng, phương pháp luận, nguyên lý cơ bản, những giá trị to lớn của chủ nghĩa Mác-Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh; đó là khâu “đột phá” của toàn bộ sự nghiệp đổi mới và là phương châm vận dụng và phát triển chủ nghĩa Mác-Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh trong công cuộc đổi mới.

Bên cạnh đó, Giáo sư, Tiến sỹ Mạch Quang Thắng cũng cho rằng, cần ngăn chặn, đấu tranh chống lại các quan điểm, luận điệu sai trái của các thế lực thù địch bằng những công trình khoa học có tính chất bút chiến; mở rộng diễn đàn trao đổi học thuật liên cơ quan và cả với ngoài nước, nhất là các trung tâm, viện nghiên cứu mác xít rộng khắp trên thế giới.

Nêu giải pháp nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ của Học viện, Tiến sỹ Nguyễn Văn Sáu, nguyên Phó Giám đốc Thường trực Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh đề xuất, Bộ Chính trị hoặc Ban Bí thư Trung ương Đảng cần có một văn bản về quy hoạch kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng, tuyển dụng, chế độ chính sách tiêu chuẩn đối với cán bộ giảng dạy ở Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh đến năm 2030. Xuất phát từ tầm quan trọng của đội ngũ Học viện, cần thiết phải có đội ngũ giảng viên giỏi cả về lý luận và thực tiễn. Muốn có đội ngũ giảng viên giỏi cần thiết phải có chính sách đặc thù cho đội ngũ đó, đồng thời đòi hỏi chất lượng cao ở đội ngũ giảng viên.

Hội thảo khoa học: “Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh, 70 năm xây dựng và phát triển” là dịp để các cán bộ, giảng viên ôn lại chặng đường xây dựng và phát triển vẻ vang của Học viện, từ đó mở ra những hướng đi mới nhằm phát triển Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh, xứng đáng là trường Đảng Trung ương.

Thu Phương/TTXVN

Cùng chuyên mục
Xem theo ngày
Đọc thêm