14/12/2018 05:56 GMT+7 | Thế giới
(giaidauscholar.com) - Hôm 13/12, khi mở trang tìm kiếm Google, người dùng sẽ thấy xuất hiện màn hình Google Doodle phỏng tác theo mưa sao băng Geminids, xuyên qua bầu khí quyển Trái đất và rực sáng lên bầu trời.
Mưa sao băng Geminid được đặt theo tên của vị thần Hy Lạp cổ đại Apollo con trai, 3200 Phaethon là một tiểu hành tinh có quỹ đạo đưa nó đến gần mặt trời của chúng ta hơn so với Sao Thủy.
Geminid luôn đổ xuống trái đất vào tháng 12, nổi tiếng là cơn mưa sao băng với số lượng sao nhiều nhất nhì hàng năm và là cơn mưa sao băng duy nhất không tạo ra bởi sao chổi.
Được phát hiện lần đầu tiên qua dữ liệu vệ tinh 35 năm trước, Phaethon đưa trận mưa sao băng Geminid ngoạn mục vào bầu khí quyển Trái đất mỗi tháng 12. Và mỗi năm trôi qua kể từ giữa những năm 1833, sự phát triển của những vệt sáng màu vàng trên bầu trời đêm đã ngày càng dữ dội hơn.
Không cần kính viễn vọng hoặc ống nhòm
Các mảnh vỡ từ đường mòn mảnh vụn Phaethon sẽ xuất hiện sau 9h tối ngày 13/12, đạt cực đại sau nửa đêm với số lượng lên tới 120 sao băng mỗi giờ.
Nếu thời tiết thuận lợi, thời điểm này sẽ là năm tốt nhất để xem mưa sao băng Gemenides. Theo múi giờ Việt Nam, mưa sao băng Geminid sẽ đạt cao điểm vào đêm giữa ngày 14/12 đến ngày 15/12. Tuy nhiên đã có vài ngôi sao băng rơi rớt từ tối 5/12.
Theo NASA, vào đêm cao điểm năm nay, chúng ta có thể quan sát đến 120 ngôi sao băng mỗi giờ và Geminid luôn là cơn mưa sao băng nổi tiếng rực rỡ, được tạo ra bởi một chiếc "đuôi" đầy đá bụi của 3200 Phaethon, không phải sao chổi như tất cả các cơn mưa sao băng khác.
Từ Việt Nam, có thể quan sát giai đoạn đỉnh điểm của mưa sao băng từ khoảng 20 giờ thứ sáu 14/12 đến tận 6 giờ thứ bảy 15/12. Mưa sao băng sẽ trông như phun ra từ chòm sao Song Tử, có tên quốc tế là Gemini và cũng là gốc của tên cơn mưa sao băng – Geminid.
Trung tâm cơn mưa sao băng sẽ đánh một hình vòng cung trên bầu trời, nằm ở hướng Đông Đông Bắc vào đầu buổi tối, di chuyển dần lên phương Bắc, đến điểm chính Bắc vào 2 giờ rạng sáng 15/12 để rồi di chuyển tiếp sang hướng Tây Tây Bắc khi trời dần về sáng.
Bạn vẫn có thể quan sát mưa sao băng ngay từ đêm nay vì đã khá cận ngày cao điểm nên mật độ sao băng đã tương đối dày.
Để có thể quan sát rõ sao băng, bạn cần chọn một chỗ rộng và thoáng, tắt hết các loại đèn, thiết bị điện tử để mắt làm quen với bóng tối ít nhất 15-20 phút. Sau đó, bạn chỉ cần ngước nhìn lên bầu trời, định vị chòm Song Tử có hình dáng như hai anh em.
Các nhà nghiên cứu đã phát hiện tiểu hành tinh 3200 Phaethon sẽ tung mưa sao băng Geminid xuống trái đất. Theo họ, đây là một vật thể không gian cực kỳ lập dị, có màu xanh huyền hoặc và quỹ đạo phức tạp.
Quỹ đạo của 3200 Patheon có một đoạn rất gần mặt trời và có thể chính mặt trời đã đốt cháy, tạo ra chiếc đuôi đá bụi dù nó không phải sao chổi. Trái đất chúng ta may mắn đi qua vùng đá bụi đó vào tháng 12 hằng năm. Vì vậy, người trái đất có cơ hội thưởng thức cơn mưa sao băng tuyệt mỹ này.
Một vài lời khuyên để chiêm ngưỡng trọn vẹn mưa sao băng Geminids - Hãy bỏ qua kính thiên văn và quan sát bằng mắt thường để cảm nhận hết sự thú vị và chân thực của trận mưa có một không hai này. - Từ 22h ngày 13/12 bạn có thể bắt đầu "thu vào tầm ngắm" trận mưa sao băng nhưng lý tưởng nhất là vào lúc nửa đêm về sáng. - Hãy đứng ngoài trời đêm và ngước mắt lên trời trước khi mưa bắt đầu khoảng 5 phút để "làm quen với bóng tối". Nếu đếm được trên 50 ngôi sao trên bầu trời, đó là dấu hiệu trời quang mây và cho phép bạn ngắm sao băng. - Chọn địa điểm phù hợp, tránh xa nơi có ánh sáng nhân tạo hay ngay dưới ánh trăng. - Bạn nên giữ ấm cơ thể khi đứng ngoài trời ngắm mưa sao băng. |
Một số hình ảnh về Mưa sao băng Geminid:
Năm 2018 có tới 11 trận mưa sao băng
Năm 2018 sẽ là một năm hấp dẫn đối với những người yêu thích quan sát bầu trời. Ở Việt Nam có thể quan sát được khá nhiều hiện tượng, đặc biệt là mưa sao băng và nguyệt thực toàn phần.
Trước đó, đêm 12, rạng sáng ngày 13/8/2018 người yêu thiên văn tại Việt Nam đã được quan sát mưa sao băng Perseids - một trong hai trận mưa sao băng lớn nhất của năm 2018.
Cách quan sát mưa sao băng Geminid theo hướng dẫn của Hội Thiên văn học Trẻ Việt Nam
Thảo Vy (tổng hợp)
Đăng nhập
Họ và tên
Mật khẩu
Xác nhận mật khẩu
Mã xác nhận
Tải lại captchaĐăng ký
Xin chào, !
Bạn đã đăng nhập với email:
Đăng xuất