(giaidauscholar.com) - Ngày 12/10/1960, Thông tấn xã Giải phóng (TTXGP) chính thức được thành lập tại chiến khu Dương Minh Châu (Tây Ninh) - căn cứ địa của Mặt trận Dân tộc Giải phóng miền Nam Việt Nam; là một bộ phận của Xứ ủy, sau là Trung ương Cục miền Nam.
Bia kỷ niệm đã khắc 16 chữ vàng do Trung ương Cục miền Nam tặng Thông tấn xã Giải phóng: "Cần cù dũng cảm, tự lực cánh sinh, khắc phục khó khăn, hoàn thành nhiệm vụ".
Trong suốt những năm kháng chiến chống Mỹ, cứu nước cho đến ngày giải phóng hoàn toàn miền Nam, thống nhất đất nước, TTXGP luôn nhận được sự chi viện hết mình về nhân lực, trang thiết bị kỹ thuật của Việt Nam Thông tấn xã.
Ngày 12/5/1976, hai đơn vị hợp nhất với tên chung là Thông tấn xã Việt Nam (TTXVN), tiếng nói chính thức của Đảng và Nhà nước, là dòng thông tin chủ lưu mang tính định hướng quan trọng.
Tổ phóng viên mũi nhọn của Việt Nam Thông tấn xã đưa tin, ảnh về Chiến dịch Hồ Chí Minh, tháng 4/1975. Ảnh: TTXVN
Bồi dưỡng nghiệp vụ ảnh báo chí cho các phóng viên tại căn cứ Thông tấn xã Giải phóng. (Ảnh: Tư liệu TTXVN)
Nhân kỷ niệm 70 năm thành lập TTXVN và 55 năm thành lập Thông tấn xã Giải phóng, ngày 26/9/2015, Hội Cựu chiến binh Cơ quan TTXVN Khu vực phía Nam tổ chức chương trình về nguồn, thăm lại chiến trường xưa, dâng hương tại Bia tưởng niệm Thông tấn xã Giải phóng ở khu Vườn Quốc gia Lò Gò-Xa Mát, huyện Tân Biên (Tây Ninh). (Ảnh: Lê Đức Hoảnh/TTXVN)
Lễ kỷ niệm 52 năm Thông tấn xã Giải phóng Trung Trung bộ và đón nhận Huân chương Lao động hạng Nhất được tổ chức tại thành phố Đà Nẵng, ngày 15/9/2012. (Ảnh: Trần Lê Lâm/TTXVN)
Ngày 25/7/2012, đoàn cán bộ, phóng viên, đoàn viên thanh niên Cơ quan đại diện TTXVN tại thành phố Đà Nẵng đến dâng hương tại Bia tưởng niệm các Liệt sỹ Thông tấn xã Giải phóng Trung Trung Bộ tại xã Sông Trà, huyện Hiệp Đức, tỉnh Quảng Nam – nơi là căn cứ cuối cùng của Thông tấn xã Giải phóng Trung Trung Bộ trong cuộc kháng chiến chống Mỹ, cứu nước. (Ảnh: Trần Lê Lâm/TTXVN)
Giao lưu với nguyên phóng viên, biên tập viên TTX Giải phóng tại lễ kỷ niệm 70 năm Ngày thành lập TTXVN và 55 năm Ngày thành lập Thông tấn xã Giải phóng, sáng 12/10/2015, tại TP Hồ Chí Minh. (Ảnh: An Hiếu/TTXVN)
Ngày 25/5/2019, đoàn công tác của TTXVN do Ủy viên Trung ương Đảng, Tổng Giám đốc Nguyễn Đức Lợi dẫn đầu, đến dâng hương tại Bia tưởng niệm các liệt sỹ Thông tấn xã Giải phóng ở Di tích căn cứ Khu ủy V (xã Sông Trà, huyện Hiệp Đức, tỉnh Quảng Nam). Trong ảnh: Tổng Giám TTXVN Nguyễn Đức Lợi xem các hiện vật tại di tích. (Ảnh: Xuân Triệu/TTXVN)
Ngày 25/5/2019, đoàn công tác của TTXVN do Ủy viên Trung ương Đảng, Tổng Giám đốc Nguyễn Đức Lợi dẫn đầu, đến dâng hương tại Bia tưởng niệm các liệt sỹ Thông tấn xã Giải phóng ở Di tích căn cứ Khu ủy V (xã Sông Trà, huyện Hiệp Đức, tỉnh Quảng Nam). (Ảnh: Phước Ngọc/TTXVN)
Nhà báo Hứa Kiểm, nguyên phóng viên ảnh của Việt Nam Thông tấn xã chi viện cho TTXGP, đã chụp được nhiều bức ảnh nổi tiếng, lưu lại chân thực những khoảnh khắc trong cuộc chiến kháng chiến chống Mỹ, cứu nước của quân và dân Việt Nam. Năm 2016, Cụm tác phẩm 'Đường 20 quyết thắng' của ông được xét tặng giải thưởng Hồ Chí Minh về Văn học Nghệ thuật lĩnh vực nhiếp ảnh. (Ảnh: Minh Đức/TTXVN)
Chặng dừng chân của đoàn phóng viên GP 10 của Việt Nam Thông tấn xã trên đường vào Chiến dịch Hồ Chí Minh để chi viện cho Thông tấn xã Giải phóng. (Ảnh: Tư liệu TTXVN)
Bộ phận điện vụ của Thông tấn xã Giải phóng hoạt động trong thời kỳ kháng chiến chống Mỹ, cứu nước. (Ảnh: TTXVN)
Tháng 3/1973, 150 phóng viên, điện báo viên, kỹ thuật viên Khóa GP10 của Việt Nam Thông tấn xã lên tàu vào chi viện cho Thông tấn xã Giải phóng tại chiến trường miền Nam. (Ảnh: Tư liệu TTXVN)
Các phóng viên ảnh Thông tấn xã Giải phóng trao đổi công tác trong thời kỳ kháng chiến chống Mỹ, cứu nước. (Ảnh: TTXVN)
Các phóng viên Thông tấn xã Giải phóng tại căn cứ Trà Nô của Khu V, năm 1974. (Ảnh: Tư liệu TTXVN)
Tháng 3/1973, sau Hiệp định Paris hai tháng, nhà báo Trần Thanh Xuân, Phó Tổng biên tập Việt Nam Thông tấn xã Trần Thanh Xuân lên đường đi B nhận nhiệm vụ lãnh đạo Thông tấn xã Giải phóng. Trong ảnh: Gia đình và đồng nghiệp tiễn nhà báo Trần Thanh Xuân (đội mũ) dẫn đầu đoàn phóng viên GP10 vào chiến trường miền Nam (1973). (Ảnh: TTXVN)
Tổ điện báo viên của Thông tấn xã Giải phóng gửi tin, bài về tổng xã trong những ngày kháng chiến. (Ảnh: TTXVN)
Các phóng viên Trần Mai Hưởng và Ngọc Đảm tham gia đưa tin về Chiến dịch Hồ Chí Minh, tháng 4/1975. (Ảnh: TTXVN)
Phóng viên Thông tấn xã Giải phóng và Việt Nam Thông tấn xã tham gia đưa tin trong Chiến dịch Hồ Chí Minh, tháng 4/1975. (Ảnh: TTXVN)
Phóng viên Đinh Quang Thành của Việt Nam Thông tấn xã gặp gỡ, thu thập thông tin từ người dân Sài Gòn trong ngày giải phóng, 30/4/1975. (Ảnh: TTXVN)
Phóng viên ảnh Phong Vân (bút danh Chính Vân) của Thông tấn xã Giải phóng khai thác thông tin về du kích xã An Phú, huyện Củ Chi bắn hạ máy bay Mỹ, tháng 4/1975. (Ảnh: Nguyễn Đức Cảnh/TTXVN)
Việt Nam Thông tấn xã là cơ quan đầu tiên phát tin vui chiến thắng mà quân và dân ta phải chờ đợi, chiến đấu trong suốt 30 năm. Thời khắc đó, cờ đỏ sao vàng tung bay trên khắp các phố phường, các công sở và nhà dân.
Chân chạy người Kenya, John Korir, đã vô địch Boston Marathon 2025 - đúng 13 năm sau khi người anh trai Wesley Korir đăng quang ở chính cuộc đua này. Và anh em họ đã đi vào lịch sử.
Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính vừa ký Công điện số 48/CĐ-TTg ngày 22/4/2025 về việc đẩy nhanh tiến độ công tác giải phóng mặt bằng, khai thác vật liệu xây dựng cho các dự án để hoàn thành 3.000 km đường bộ cao tốc trong năm 2025.
Trong cuộc Tổng tiến công và nổi dậy thần tốc mùa Xuân 1975 của quân và dân ta, phóng viên Việt Nam Thông tấn xã và Thông tấn xã Giải phóng đã có mặt trên khắp các mặt trận thông tin, kịp thời phản ánh tin tức, hình ảnh từng vùng giải phóng từ miền Trung, Tây Nguyên đến Đông Nam Bộ, Đồng bằng sông Cửu Long.
Ngày 12/10/1960, tại khu rừng Chàng Riệc (Tây Ninh), Thông tấn xã Giải phóng đã phát đi bản tin đầu tiên, mang tên Giải phóng xã, trịnh trọng công bố về sự ra đời của cơ quan phát ngôn và thông tấn chính thức của Mặt trận Dân tộc Giải phóng miền Nam Việt Nam.
Giá vàng thế giới giảm hơn 1% trong phiên giao dịch ngày 22/4, sau khi chạm mức cao kỷ lục 3.500 USD/ounce vào đầu phiên, do những bình luận của Bộ trưởng Tài chính Mỹ Scott Bessent làm dấy lên hy vọng về sự hạ nhiệt trong căng thẳng thương mại Mỹ - Trung, thúc đẩy thị trường chứng khoán và đồng USD tăng giá.
Ngày 22/4, Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF) đã đưa ra cảnh báo rằng hệ thống tài chính toàn cầu đang chịu áp lực ngày càng gia tăng khi cuộc chiến thương mại của Tổng thống Donald Trump khiến thị trường rung chuyển.
Tin nóng thể thao sáng 23/4: HLV Italy dự đoán đúng về tỉ số trận đấu của VTV Bình Điền Long An; thủ môn Top 10 thế giới vắng mặt ở trận đấu của ĐT Việt Nam...
Bản chuyển thể điện ảnh Kiêu hãnh và định kiến (Pride and Prejudice) năm 2005 của đạo diễn Joe Wright, dựa trên tiểu thuyết kinh điển của Jane Austen, đã trở lại các rạp chiếu toàn cầu vào năm 2025, đánh dấu 20 năm kể từ ngày ra mắt và khẳng định vị thế biểu tượng văn hóa.
Đọc lại hồi ký "Từ sông Bến Hải đến Dinh Độc Lập" (NXB Thông tấn, Alphabooks) của thiếu tướng Hoàng Đan, người đọc không chỉ thấy chân dung một vị tướng tài ba, dạn dày trận mạc với tư duy quân sự sắc sảo.
Theo số liệu mới nhất từ Hiệp hội quốc tế các chuyên gia du thuyền (Clia), năm qua có tới 93.000 người Bỉ lựa chọn đi du lịch bằng tàu biển, tăng đáng kể so với con số 83.000 hành khách của năm trước đó.
Triển lãm ô tô lớn nhất thế giới sẽ khai mạc tại Thượng Hải ngày 23/4, nơi các nhà sản xuất ô tô nước ngoài thể hiện quyết tâm cạnh tranh với các đối thủ Trung Quốc đang thống trị mạnh mẽ phân khúc xe điện mới.
Trong bối cảnh Cristiano Ronaldo được cho nghỉ để dưỡng sức cho đấu trường châu lục, Al Nassr đã có một trận đấu đầy khó khăn nhưng cũng rất hấp dẫn trên sân của Damac tại vòng 29 Saudi Pro League.