28/09/2018 19:15 GMT+7 | Trong nước
(giaidauscholar.com) - Một nhóm các nhà khoa học quốc tế vừa tìm thấy dấu vết hóa thạch của một loài khủng long ăn cỏ hoàn toàn mới tại tỉnh Free State của Nam Phi.
Theo phóng viên TTXVN tại Pretoria, trong nghiên cứu đăng trên tạp chí khoa học Current Biology, các nhà khoa học cho biết loài khủng long có tên Ledumahadi Mafube sống cách đây khoảng 200 triệu năm, được xem là loài động vật có kích thước lớn nhất từng tồn tại trên Trái Đất. Ledumahadi Mafube thậm chí còn có kích thước lớn hơn loài bạo chúa và Velociraptor – hai loài khủng long ăn thịt có kích thước khổng lồ sống ở niên đại sau đó vài chục triệu năm.
Ông Jonah Choiniere, Giáo sư cổ sinh vật học tại Đại học Witwatersrand của Nam Phi và đồng thời là trưởng nhóm tìm kiếm, cho biết Ledumahadi Mafube nặng khoảng 12 tấn và có chiều cao tính đến lưng khoảng 4 mét, gấp đôi so với kích thước trung bình của loài voi châu Phi.
Theo ông Jonah, dấu vết vừa được tìm thấy được cho là của một cá thể Ledumahadi Mafube trưởng thành khoảng 14 tuổi và có quan hệ họ hàng gần nhất với loài khủng long thằn lằn (Sauropod) sống ở kỷ Jura. Tuy nhiên, quá trình tiến hóa đạt tới kích thước khổng lồ của loài Ledumahadi Mafube diễn ra hoàn toàn độc lập. Mặc dù di chuyển chủ yếu bằng 4 chi nhưng 2 chi trước của loài này có xu hướng nâng lên khi di chuyển với tốc độ cao.
Trong khi đó, Giáo sư Đại học Oxford Roger Benson đánh giá việc tìm ra loài Ledumahadi Mafube là một bước tiến đột phá trong ngành cổ sinh vật học vì đã giúp các nhà khoa học tìm ra cơ chế tiến hóa của khủng long từ loài di chuyển bằng 4 chi sang 2 chi.
Theo các nhà khoa học, Ledumahadi Mafube có nhiều đặc điểm giống với một loài khủng long tương tự sống cùng thời đại tại Argentina, và đây là chứng cứ củng cố thêm cho giả thuyết rằng đã từng tồn tại Pangaea - một đại lục địa được hình thành trong thời kỳ đầu của kỷ Jura./.
Phi Hùng (TTXVN)
Đăng nhập
Họ và tên
Mật khẩu
Xác nhận mật khẩu
Mã xác nhận
Tải lại captchaĐăng ký
Xin chào, !
Bạn đã đăng nhập với email:
Đăng xuất