Phố đi bộ Bùi Viện: Không thừa!

14/06/2017 10:03 GMT+7 | Thế giới

(giaidauscholar.com) - Với hơn 1.400 mét chiều dài, theo dự kiến, từ ngày 15/7/2017, đường Bùi Viện (quận 1, TP.HCM) sẽ có hai đêm thứ Bảy và Chủ nhật (từ 19h đến 2h sáng) dành cho đi bộ. Với một siêu đô thị như TP.HCM thì việc có thêm những con đường đi bộ là hết sức cần thiết, không chỉ ở khía cạnh giao thông, môi trường, mà cả khía cạnh văn hóa sống, lối ứng xử.

1. Theo tin từ UBND TP.HCM, mục đích chính của việc thiết lập phố đi bộ Bùi Viện là nhằm tạo thêm sự vui chơi tự do cho khách du lịch quốc tế. Qua đó, cũng tạo cơ hội tăng thêm thu nhập, tạo nét văn hóa riêng cho con đường và người dân ở khu vực này. Trước mắt, mỗi đêm đi bộ sẽ có một sân khấu dành cho nhạc truyền thống Việt Nam và một sân khấu dành cho nhạc quốc tế. Vị trí đặt sân khấu và hình thức trình diễn đang trong giai đoạn “chốt lại nội dung chi tiết, sẽ có thông báo sớm”.

Còn nói như tiến sĩ Nguyễn Thị Hậu: “Đi lại bằng xe máy có nhiều thuận tiện, nhưng cả thành phố mà chỗ nào cũng xe máy thì không được hay cho lắm. Đi bộ không những giúp tăng cơ hội giao tiếp, trao đổi, mà đó còn là quãng nghỉ cần thiết của thành phố đông dân. Nếu được, tôi nghĩ trong tương lai khu Chợ Lớn cũng nên có một con đường đi bộ như vậy, vì nơi đây có nhiều nét đặc trưng để du khách nhẩn nha nhìn ngắm”.

Chú thích ảnh
Phố đi bộ Bùi Viện chiều 12/6/2017, nhiều đoạn đã bắt đầu thi công vỉa hè

Theo số liệu của Sở Du lịch TP.HCM, khu Phạm Ngũ Lão - Đề Thám - Đỗ Quang Đẩu (dân hay gọi là khu Tây ba lô) mỗi ngày có đến 600-700 khách nước ngoài đến đây, buổi tối có thêm hàng ngàn khách Việt, những lúc cao điểm con số có thể đến 1.500 - 2.000 người. Theo các phóng sự mà báo đài đã thực hiện thì đa số du khách ủng hộ có đường đi bộ, riêng người dân ở đây thì nhiều người còn băn khoăn, vì việc giao thông có thể bất tiện.

Thế nhưng, bài học kinh nghiệm cho việc làm đường đi bộ thì TP.HCM đã có đại lộ Nguyễn Huệ và đường sách Nguyễn Văn Bình, những bất tiện về giao thông sẽ được người dân tự khắc phục khá nhanh chóng. Trong cuộc họp báo gần đây, ông Trần Vĩnh Tuyến (Phó Chủ tịch UBND TP.HCM) cho biết chính quyền muốn việc làm đường đi bộ theo tinh thần tự nguyện, nghĩa là để cho người dân dần thấy có lý thì ủng hộ nhiệt thành, chứ không cứng nhắc theo kiểu quyết định hành chính, đúng ngày đúng giờ.

2. Bài học dễ thuyết phục hơn có thể được nhìn từ phố cổ Hội An. Ban đầu nơi đây chỉ làm thử 1 buổi/tuần, với riêng một đoạn ngắn trên đường Bạch Đằng, rồi tăng dần lên các con đường, với 1 ngày, rồi 3 ngày/ tuần. Hiện nay Hội An đã áp dụng tất cả các ngày trong tuần, sáng từ 9h đến 11h, chiều từ 15h đến 21h. Theo một khảo sát gần đây, đa số người dân Hội An đã thực sự thích các khung giờ đi bộ này, những bất tiện về giao thông đã được khắc phục.

Điều này cũng tương tự như thành phố Amsterdam phát động đi xe đạp trong bối cảnh xe hơi đông đúc và tai nạn liên miên. Sau 2 phong trào vận động đi xe đạp, lần thứ nhất diễn ra trong thập kỷ 1970, đến 10 năm gần đây thì tỷ lệ người đi xe đạp ở Amsterdam đã tăng hơn 40%. Ngày nay, thủ đô này có gần 60% người sử dụng xe đạp hàng ngày, kể cả giới lãnh đạo, chính khách.

Đô thị cần những phố đi bộ 'có hồn'

Đô thị cần những phố đi bộ 'có hồn'

Thông tin từ TP.HCM cho biết: phố đi bộ Bùi Viện sẽ được chính thức khai trương kể từ ngày 15/7 tới. Trước mắt, khu vực vẫn được gọi là 'khu phố Tây' này sẽ cấm xe cơ giới để phục vụ du khách trong thời gian 2 tối cuối tuần.

Trở lại đường đi bộ Bùi Viện, UBND TP.HCM cho biết sẽ đầu tư gần 13 tỷ đồng mỗi năm để duy trì việc quản lý chung và duy trì 4 hạng mục miễn phí như nhà vệ sinh, wifi, thông tin du lịch - lưu trú, hỗ trợ du khách.

Một lãnh đạo của UBND quận 1, TP.HCM nói rằng, nỗ lực lớn nhất là tạo sự thân thiện, gần gũi cho du khách, với ước muốn cho họ sự thoải mái, đến một lần là có thể quay trở lại vài lần.

“Tôi nghĩ rằng TP.HCM đang thiếu nghiêm trọng các không gian công cộng, nên phố đi bộ Bùi Viện cũng sẽ là một không gian công cộng bổ sung vào thiếu thốn đó. Tôi hy vọng đường này sẽ nhanh chóng đi bộ hết các đêm trong tháng, và cũng không chỉ giới hạn tới lúc 2h sáng, mà có thể đến 4h sáng. Tôi cũng hy vọng nơi đây sẽ diễn ra các lễ hội về âm nhạc, trình diễn, du lịch… để con đường chuyên chở thêm chất liệu văn hóa, nghệ thuật” - bà Nguyễn Thị Hậu nói thêm.

Nhà cải cách Bùi Viện

Nhà ngoại giao Bùi Viện (1839 - 1878), một quan lại của nhà Nguyễn. Ông nổi tiếng với chuyến đi sứ Hoa Kỳ để tìm đồng minh hòa hiếu dưới thời Tự Đức. Ông có công đầu trong việc việc xây dựng cảng Hải Phòng và lập ra Tuần dương quân (lực lượng hải quân thường trực) gồm 200 chiến thuyền và 2.000 thủy quân thiện chiến để trấn giữ vùng biển miền Bắc.  

Như Hà
Thể thao & Văn hóa

Cùng chuyên mục
Xem theo ngày
Đọc thêm