30/06/2017 19:35 GMT+7 | Văn hoá
(giaidauscholar.com) – Phim Sống chung với mẹ chồng tập cuối sẽ lên sóng tối nay (30/6) lúc 20h45 trên kênh VTV1. So với nguyên tác là một tiểu thuyết của Trung Quốc, cái kết của bộ phim có thực sự nhân văn?
Tiểu thuyết Sống chung với mẹ chồng gồm 25 chương từng được phát hành tại Việt Nam vào năm 2012, từng gây sốt vì khi xây dựng mối bất hòa giữa mẹ chồng - nàng dâu một cách gay gắt.
Trước đó, khi phát hành tại Trung Quốc, quyển sách đã trở thành một hiện tượng. Những người đã từng đọc cuốn thiểu thuyết này đều đồng tình rằng đây là "tác phẩm mà những cô gái sắp lấy chồng nên đọc và những người đã trở thành mẹ chồng cũng nên đọc".
Kịch bản phim Sống chung với mẹ chồng được nhà biên kịch Đặng Thiếu Ngân phóng tác dựa trên tiểu thuyết, song khi xem phim, khán giả có thể nhận thấy các tình tiết trên phim phần nhiều giống trong truyện.
Sống chung với mẹ chồng bản gốc kể về Hy Lôi (tức Vân trên phim), biên tập viên của một tạp chí, là cô gái trẻ thẳng thắn về làm dâu nhà Hứa Bân (tức Thanh trong phim). Mẹ chồng cô, bà Phương Xảo Trân (tức bà Phương trong phim) là một người phụ nữ giỏi gia chánh, kỹ tính, hay xét nét.
Cuộc sống của Hy Lôi (Vân) nhanh chóng thành thành “địa ngục” vì mẹ chồng săm soi từng li từng tí, can thiệp quá đà vào chuyện vợ chồng và thường đối xử bất công với con dâu.
Hầu hết các tình huống trong truyện đều được dựng trên phim: mẹ chồng can thiệp chuyện cưới hỏi, kiểm soát tiền lương, nhắc con dâu sinh con, đọc trộm nhật ký, sống riêng nhưng con trai liên tục về nhà với mẹ, vay tiền và lúc trả ném xuống đất, ly hôn, lấy nàng dâu tưởng hoàn hảo nhưng lại tai quái, lắm chiêu… Tuy vậy, đến phần cuối của bộ phim, các tình tiết được đảo vị trí, thay đổi khá nhiều so với nguyên tác.
Bớt bi thảm
Điểm khác biệt lớn nhất giữa phim và tiểu thuyết là ở phim Sống chung với mẹ chồng, gia đình người bạn của nhân vật chính không bị vướng bi kịch bi thương. Nếu đúng như tiểu thuyết, thì mẹ chồng Trang - bà Điều vì muốn hối thúc vợ chồng con sinh cháu trai, chính bà đã đem cháu mình đi bán.
Sau đó, bà hối hận đến đồn công an tự thú, và bị đi tù. Trang nghe được điều này hóa điên. Trang được đưa vào viện tâm thần chữa trị, một thời gian sau, trong lúc không tỉnh táo, Trang cứa cổ tay tự vẫn đúng trong ngày cưới lần 2 của Minh Vân.
Chồng Trang (Thu Quỳnh) sau đó quá đau buồn, sinh ra chán nản, tiêu cực và anh cũng qua đời sau đó gần 2 năm trong một tai nạn giao thông.
2 năm sau khi Trang qua đời, vợ chồng Vân nhận được tin báo đã tìm được bé Đậu Phộng và họ làm thủ tục nhận bé làm con nuôi.
Thực tế, tấn bi kịch này không xảy ra trong phim Sống chung với mẹ chồng. Thay vào đó, bé Đậu Phộng đã sớm được tìm thấy, bà Điều vô cùng hối hận, trở về quê sống. Và theo trích đoạn hé lộ trong tập cuối, khi bà Điều lên thăm cháu, Trang đã ôm con ra chạy theo và giữ bà ở lại.
Hạnh phúc… loanh quanh
Với nhân vật chính là Minh Vân (Bảo Thanh), câu chuyện yêu đương, kết hôn và chung sống với người mới không có nhiều thay đổi so với nguyên tác, điểm khác chỉ là xáo trộn cảnh trên phim và trong truyện khác đi.
Ở phim và tiểu thuyết, các tình tiết Vân và Sơn gặp gỡ, yêu nhau, cầu hôn đều tương đồng. Nhưng nhân vật chính trong truyện nhận lời cầu hôn và sau 10 ngày họ đã tổ chức lễ cưới, bỏ qua gia đoạn yêu đương. Chính trong lễ cưới, mẹ của Sơn (Việt Anh) mới về dự đám cưới của con trai mình. Kết truyện là cảnh nhân vật chính biết mình đã có thai...
Tuy vậy, ở trên phim, Vân được gặp mẹ chồng tương lai sớm hơn, bà chính là người ưng ý và cố gắng tác thành cho Vân và Sơn khi Vân còn e dè, ngại ngùng mà chưa dám bước tới. Hơn nữa, Vân trong phim Sống chung với mẹ chồng cứ đắn đo, lòng vòng, suy tư về việc đón nhận hạnh phúc mới.
Tất cả những sự thay đổi này cho thấy rõ ý đồ, đạo diễn muốn đem đến bất ngờ tới phút cuối cho người xem, thậm chí còn thêm tình tiết Thanh - chồng cũ của Vân - không hạnh phúc với cuộc hôn nhân mới nên quay lại níu kéo Vân, để khán giả đồn đoán về cái kết sẽ như thế nào?
Tình tiết mẹ chồng xin lỗi nàng dâu thể hiện rõ mong muốn của ê kíp là kết phim mang tính nhân văn
Thêm vào đó, việc mẹ chồng xin lỗi Vân ở những tập cuối cũng là tình tiết mới khác nguyên tác. Khán giả nhận thấy rõ, mong muốn của ê kíp là kết phim mang tính nhân văn. Kỳ thực thì trong cuộc sống, việc sớm nhận ra lỗi lầm và hàn gắn, xin lỗi rất khó xảy ra trong khoảng thời gian ngắn.
Xem những tập đầu của bộ phim, rất nhiều khán giả chỉ trích bộ phim không có lấy một nhân vật nào tử tế, mẹ chồng tai quái, con dâu thì hỗn láo, chồng thì nhu nhược, tất cả họ cứ hỗn loạn, sẵn sàng gây gổ với nhau...
Diễn biến những tập cuối thực sự là tháo gỡ những nút thắt ấy, bằng việc để bà Phương phải “chịu trận” khi phải sống với con dâu mới đầy toan tính, từ đó bà nhận ra mình đã sai lầm, đã quá đáng với Minh Vân đến thế nào. Cái kết này, như đã nói từ trước, đúng là “chiều lòng khán giả” vì người xem cảm thấy rất hả hê, thỏa mãn.
Tiểu Phong. Ảnh: VTV
Đăng nhập
Họ và tên
Mật khẩu
Xác nhận mật khẩu
Mã xác nhận
Tải lại captchaĐăng ký
Xin chào, !
Bạn đã đăng nhập với email:
Đăng xuất