Phiên chợ đồ cổ 'có một không hai' ở Đà Nẵng dịp lễ 2/9

01/09/2017 19:31 GMT+7 | Thế giới

(giaidauscholar.com) – Sau nhiều lần tổ chức, chợ Phiên đồ xưa Đà Nẵng đã trở thành sân chơi quen thuộc của giới yêu đồ cổ tại Đà Nẵng. Chợ phiên lần này gồm 8 gian hàng, giới thiệu đến công chúng hàng trăm hiện vật quen thuộc nhưng giá trị.

Chợ phiên đồ xưa Đà thành chính thức diễn ra vào sáng 1/9 đến hết ngày 3/9, được tổ chức trong khuôn viên của Bảo tàng Đà Nẵng. Chợ phiên dịp này có sự tham gia của 8 gian hàng và sự góp mặt của những người yêu thích và đam mê sưu tập đồ xưa.

Dịp này, các sản phẩm đồ cổ được chọn lọc và giới thiệu đến công chúng qua các bộ sưu tập đặc sắc theo từng chủ đề như: Các bộ sưu tập đồ đồng, đồ gỗ, gốm sứ cổ; Đồ thờ tự; Vật dụng thời bao cấp; Kỷ vật chiến tranh; Các loại tiền xu, tiền giấy những năm trước đổi mới; Các loại đèn dầu Hoa Kỳ, đèn bầu pha lê Pháp...

Chú thích ảnh
Chợ phiên đồ cổ thu hút đông đảo người dân, du khách đến tham quan. Ảnh: Hoàng Yến

Đến với chợ phiên, công chúng sẽ dễ dàng bắt bặp những món đồ xuất hiện cách đây vài chục năm đến những món đồ có tuổi đời hàng trăm năm; những món đồ sử dụng trong thời kỳ đổi mới cũng như trong thời bao cấp, chiến tranh.

Chú thích ảnh
Những chiếc bình đựng hoa thuộc dòng đồ cổ Pháp Lam - Huế xưa. Ảnh: Hoàng Yến

Đặc biệt, có những món đồ gợi đến cho người xem những ký ức xưa như tiền hào, tiền xu, tiền giấy những năm trước đổi mới, những chiếc điện thoại cổ đèn dầu, bàn là con gà, bi đông rượu, xông trầm, zippo, đồ gốm sành – sứ, dụng cụ ăn trầu cho đến những đồ vật gần gũi như đồng hồ, bình cắm hoa, đèn học, đài cassette,…

Anh Phan Văn Như Đức (29 tuổi), một người trẻ yêu thích sưu tầm đồ cổ ở Hội An, chia sẻ: “Chúng tôi từ Hội An ra Đà Nẵng tham dự chợ phiên với tinh thần giao lưu, học hỏi từ những người anh là chính. Cũng với tinh thần đó, chúng tôi đã đem tới đây rất nhiều sản phẩm đồ cổ có giá trị lớn, đồ độc lạ mà trong suốt 6 năm nghiên cứu đồ cổ tôi đã thu thập được, với hi vọng công chúng và du khách có thể chiêm ngưỡng và hồi tưởng lại ký ức xưa, bởi có những món đồ đã xuất hiện từ rất lâu mà không dễ gì bắt gặp được ở bên ngoài.”

Chú thích ảnh
Anh Phan Văn Như Đức (29 tuổi) đang giới thiệu về tượng phật cổ có từ thời nhà Thanh. Anh cho biết giá của món đồ này từ 23-25 triệu đồng. Ảnh: Hoàng Yến
 
Chú thích ảnh
Các loại tiền xu. Ảnh: Hoàng Yến

Sau 1 ngày diễn ra, chợ phiên đã thu hút sự quan tâm lớn của các tầng lớp từ giới trẻ đến các bậc lão luyện trong giới đồ cổ. Mọi người đến với chợ phiên không chỉ mua sắm, trao đổi những món đồ cổ mà còn để thưởng thức, để lắng nghe những câu chuyện về những món đồ cổ được sưu tầm và bày biện tại đây.

Chú thích ảnh
Bộ dụng cụ ăn trầu thời xưa. Ảnh: Hoàng Yến

Thông qua hoạt động này, Bảo tàng Đà Nẵng mong muốn tạo ra một sân chơi lành mạnh, thu hút sự quan tâm của công chúng cũng như tạo ra một địa chỉ hấp dẫn cho khách du lịch đến với Đà Nẵng trong dịp lễ 2/9.

Chú thích ảnh
Một chiếc khay cơm bằng đồng được in chữ nổi. Ảnh: Hoàng Yến

Đây cũng là một hoạt động hết sức ý nghĩa trong việc nâng cao ý thức và lòng tự hào dân tộc của giới trẻ. Đồng thời góp phần gìn giữ truyền thống văn hóa, lịch sử của dân tộc, của địa phương.

Chú thích ảnh
Du khách nước ngoài cũng rất thích thú với đồ cổ Việt Nam. Ảnh: Hoàng Yến
Chú thích ảnh
Đây cũng là nơi giao lưu của những người yêu thích đồ cổ. Ảnh: Hoàng Yến
Chú thích ảnh
Tiền giấy ngày xưa của nhiều quốc gia trên thế giới. Ảnh: Hoàng Yến
Chú thích ảnh
Nhiều món đồ lạ mắt, hấp dẫn. Ảnh: Hoàng Yến
Chú thích ảnh
Các loại sành, sứ, đồ gốm. Ảnh: Hoàng Yến
Chú thích ảnh
Một số đồ mới cũng xuất hiện tại đây nhằm phục vụ nhu cầu của công chúng. Ảnh: Hoàng Yến
Chú thích ảnh
Xông trầm từ thời nhà Minh. Ảnh: Hoàng Yến

Ngoài ra, Tổng cục Chính trị Công an Nhân dân cũng phối hợp với Bảo tàng Đà Nẵng tổ chức triển lãm Kỷ vật lịch sử Công an Nhân dân - Dấu ấn thời gian diễn ra từ ngày 31/8-9/9.

Triển lãm lần này giới thiệu đến công chúng 13 bộ sưu tập với 360 kỷ vật tiêu biểu phản ánh sinh động quá trình công tác, chiến đấu của lực lượng Công an gắn liền với những chặng đường lịch sử vẻ vang của dân tộc và sự ghi nhận của Đảng, Nhà nước và nhân dân đối với lực lượng Công an nhân dân Việt Nam.

Chú thích ảnh
Triển lãm Kỷ vật lịch sử Công an Nhân dân - Dấu ấn thời gian diễn ra từ ngày 31/8-9/9 tại Bảo tàng Đà Nẵng. Ảnh: Hoàng Yến

Dịp này, Sở Du lịch Đà Nẵng cũng tổ chức nhiều hoạt động vui chơi, giải trí, du lịch hấp dẫn nhằm phục vụ người dân và du khách trong dịp lễ 2/9 như: Triển lãm mỹ thuật “Một thoáng Đà Nẵng” (ngày 1/9-7/9 tại Bảo tàng Mỹ thuật Đà Nẵng),

Đi du lịch Đà Nẵng nên ở khách sạn nào?

Đi du lịch Đà Nẵng nên ở khách sạn nào?

Chúng tôi giới thiệu danh sách một số khách sạn ở Đà Nẵng để các bạn tham khảo, đặt phòng khi có nhu cầu lưu trú ở đây.

Cuộc đua thuyền truyền thống tranh cúp VTV, Đua thuyền Kayak trên Sông Hàn (ngày 2/9 trên sông Hàn), Lễ hội Bia B’estival tại Bà Nà Hills, chương trình vũ hội đường phố (tối ngày 2/9), Chương trình nghệ thuật chủ đề “Tình ca đất nước” (ngày 2/9 tại Quảng trường trước Nhà hát Trưng Vương,… hứa hẹn mang đến cho người dân và du khách một kỳ nghỉ trọn vẹn.

Hoàng Yến

Cùng chuyên mục
Xem theo ngày
Đọc thêm