04/03/2017 10:53 GMT+7 | Thế giới
(giaidauscholar.com) - Dư luận cán bộ, đảng viên và người dân đồng tình với việc công khai sai phạm liên quan đến công tác cán bộ. Người dân cũng mong muốn, các cơ quan chức năng tiếp tục thanh tra, kiểm tra công tác tuyển dụng, bổ nhiệm cán bộ ở tất cả các cơ quan, đơn vị để kịp thời chấn chỉnh hiện tượng "cả nhà làm quan".
Tại cuộc họp báo mới đây, Bộ Nội vụ đã công khai danh sách 9 đơn vị, địa phương có việc tuyển dụng, bổ nhiệm người thân gồm: Tỉnh Hà Giang; xã Hạ Sơn, huyện Quỳ Hợp, tỉnh Nghệ An; huyện A Lưới, tỉnh Thừa Thiên - Huế; huyện Buôn Đôn, tỉnh Đắk Lắk; tỉnh Bình Định; huyện Phong Điền, thành phố Cần Thơ; Cục Thuế tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu; tỉnh Yên Bái và Trung tâm Pháp y thuộc Sở Y tế thành phố Đà Nẵng.
Trung tâm Pháp y thuộc Sở Y tế TP Đà Nẵng, một trong 9 địa phương có hiện tượng bổ nhiệm người thân.
Trao đổi với phóng viên báo Tin Tức, PGS.TS Nguyễn Trọng Phúc – Nguyên Viện trưởng Viện lịch sử Đảng (Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh) cho biết, việc Bộ Nội vụ công bố 9 đơn vị, địa phương xảy ra tình trạng bổ nhiệm người nhà là bước tiến quan trọng, khắc phục tiêu cực trong công tác tuyển chọn, bổ nhiệm cán bộ.
Lâu nay, trong dư luận xã hội đã phàn nàn về hiện tượng “chạy chức, chạy quyền” với câu nói “thứ nhất hậu duệ, thứ nhì tiền tệ, thứ ba quan hệ và thứ tư trí tuệ”. “Tuy nhiên, cứ phàn nàn chung chung vậy thôi chứ chưa nêu rõ tên, địa chỉ.
Với việc công bố này, Bộ Nội vụ đã chỉ rõ tình trạng bổ nhiệm nhiều người trong một dòng họ, trong một nhà vào cơ quan đang diễn ra ở tỉnh, huyện cụ thể nào. Công khai, minh bạch hiện tượng này để từ đó tìm ra bản chất và đề ra biện pháp khắc phục vấn đề nhức nhối trong dư luận xã hội”, PGS.TS Nguyễn Trọng Phúc nhấn mạnh.
Cũng theo PGS.TS Nguyễn Trọng Phúc, trong thời điểm Đảng đang thực hiện Nghị quyết Trung 4, khóa XII về xây dựng và chỉnh đốn Đảng thì việc Bộ Nội vụ công bố 9 đơn vị, địa phương có tình trạng tuyển dụng, bổ nhiệm người thân là việc làm tích cực, góp phần chấn chỉnh những biểu hiện của "tự diễn biến" "tự chuyển hóa" trong nội bộ. Việc công khai này đã thể hiện quyết tâm của Đảng, Nhà nước trong việc ngăn chặn và đẩy lùi tình trạng tiêu cực trong công tác tuyển chọn, bổ nhiệm cán bộ để chọn đúng người tài tham gia vào sự nghiệp xây dựng bảo vệ đất nước.
Quyết định sai phải thu hồi
Trong số 9 địa phương, đơn vị "cả họ làm quan" vừa được Bộ Nội vụ công bố có Trung tâm Pháp y, thuộc Sở Y tế thành phố Đà Nẵng. Trước khi Bộ Nội vụ đưa ra thông tin này, Sở Y tế thành phố Đà Nẵng đã chỉ đạo kiểm tra xử lý, công khai trước dư luận từ cuối năm 2016.
Theo đó, việc hợp đồng, tuyển dụng, bổ nhiệm trong giai đoạn ông Võ Đình Thạnh còn làm Giám đốc trung tâm đều đúng quy trình, quy định. Với cấp Phó phòng thì đã lấy phiếu tín nhiệm tập thể.
Ông Võ Ngọc Đồng, Giám đốc Sở Nội vụ thành phố Đà Nẵng cho biết, ông Võ Đình Thạnh đã nghỉ hưu hơn 1,5 năm nay. Sở Nội vụ TP Đà Nẵng đã có báo cáo gửi Bộ Nội vụ về việc này, đồng thời UBND thành phố Đà Nẵng đã chỉ đạo xử lý. “Sau khi có kết luận, UBND thành phố đã chỉ đạo cho Sở Y tế xử lý việc đó. Vừa rồi chúng tôi đã có báo cáo Bộ Nội vụ, Thanh tra Bộ Nội vụ đã có kết luận; đồng thời rà soát lại những việc mà Trung tâm Pháp y làm, cái gì sai sẽ đề nghị sửa”, ông Võ Ngọc Đồng nói.
Tại cuộc họp báo Chính phủ thường kỳ tổ chức ngày 1/3, trao đổi về việc người nhà được bổ nhiệm, tuyển dụng ở 9 địa phương, Thứ trưởng Bộ Nội vụ Nguyễn Duy Thăng cho rằng, quan trọng nhất sau khi kiểm tra, Bộ sẽ cùng với tỉnh xử lý những trường hợp bổ nhiệm, tuyển dụng không đúng.
Cụ thể, theo ông Thăng, với những cán bộ không đủ điều kiện bổ nhiệm hoặc quy trình bổ nhiệm, tuyển dụng chưa đảm bảo, hoặc việc bổ nhiệm đúng nhưng người đó không phù hợp vị trí việc làm được phân, Bộ Nội vụ sẽ yêu cầu Chủ tịch UBND các tỉnh này xem xét lại. Trên cơ sở đó, địa phương phải thu hồi quyết định, tiến hành miễn nhiệm với những trường hợp bổ nhiệm không đúng; trường hợp tuyển dụng vào bộ máy mà không đúng vị trí thì phải bố trí lại công việc khác.
“Quan trọng nhất, ở bất cứ vị trí công tác nào khi tuyển dụng, bổ nhiệm nhân sự, ngoài những trường hợp cấm như “cấm” người thân trực tiếp (vợ, chồng, con…) thì việc tuyển dụng, bổ nhiệm còn phải tuân theo đúng tiêu chuẩn, điều kiện, trên cơ sở xét xem xác định có phù hợp với vị trí, việc làm, có phù hợp đảm nhận công việc không”, Thứ trưởng Nội vụ nhấn mạnh.
Đồng tình với quan điểm này, PGS.TS Nguyễn Trong Phúc nhấn mạnh, để lựa chọn đội ngũ cán bộ, nhất là cán bộ lãnh đạo quản lý xứng với tầm của sự nghiệp công cuộc đổi mới hiện nay thì cần thực hiện nghiêm quy trình công tác cán bộ. Theo đó, việc đầu tiên là cần đánh giá cán bộ, muốn đánh giá đúng thì phải công tâm, khách quan và mang tính xây dựng.
Bước thứ hai là công khai, dân chủ để tập thể lựa chọn cán bộ đưa vào quy hoạch; sau đó đào tạo, bồi dưỡng cán bộ theo những chức danh đã được quy hoạch. Cán bộ sau khi được bồi dưỡng cần được luân chuyển tới các địa phương khác để cọ sát với thực tiễn rồi từ đó được đề bạt, bổ nhiệm đúng vị trí để phát huy tốt năng lực, sở trường của mình. Bên cạnh đó, chính sách tiền lương, chế độ đãi ngộ, điều kiện làm việc cũng cần được đảm bảo để cán bộ yên tâm làm việc.
Với các trường hợp sai phạm trong thời gian qua, PGS.TS Nguyễn Trọng Phúc cho rằng, nếu bổ nhiệm sai phải sửa lại. Nếu không đủ năng lực chuyên môn mà được bổ nhiệm vào vị trí do thân quen, dòng họ, thì phải rà theo tiêu chuẩn, nếu sai phạm thì điều chuyển. Khi tiến hành thanh tra, kiểm tra vụ việc đó phát hiện có những khuất tất, vi phạm trong công tác cán bộ thì phải xử lý người đứng đầu, chỉ rõ trách nhiệm người đứng đầu theo đúng nghị quyết TƯ 4 khoá XI.
Theo Thu Phương/Tin tức
Đăng nhập
Họ và tên
Mật khẩu
Xác nhận mật khẩu
Mã xác nhận
Tải lại captchaĐăng ký
Xin chào, !
Bạn đã đăng nhập với email:
Đăng xuất