Trung Đông đang hiểu lầm việc Đức 'mở cửa' cho người di cư

11/09/2015 20:33 GMT+7 | Trong nước

(giaidauscholar.com) - Bộ trưởng Quốc phòng Đức Ursula von der Leyen ngày 11/9 tuyên bố sẽ tăng cường sự tham gia của quân đội nước này trong việc giải quyết cuộc khủng hoảng người di cư và tị nạn hiện nay.

Bà Leyen cho biết ngay trong tuần này, 4.000 binh lính đã được đặt trong tình trạng sẵn sàng đáp ứng các nhiệm vụ cứu trợ cấp bách đối với dòng người tị nạn vào Đức. Cũng theo người đứng đầu Bộ Quốc phòng Đức, trong thời gian tới, người tị nạn có thể sống cùng binh sĩ tại các khu vực doanh trại quân đội. Tính đến thời điểm này, đã có 27 khu ở tạm cho người tị nạn được dựng ở các khu doanh trại của quân đội Đức, tuy nhiên có hàng rào bảo vệ bao quanh.

Theo chính phủ Đức từ đầu năm 2015 đến nay đã có 450.000 người xin tị nạn ở nước này. Riêng tuần đầu điên của tháng 8/2015 con số này đã là 37.000 người. Dự kiến cả năm nay số người xin tị nạn ở Đức sẽ lên đến 800.000 người.

Trong lúc này, Bộ Ngoại giao Đức cũng đang phải đối phó với một vấn đề mới khi những tin đồn cho rằng nước Đức "mở cửa" cho người di cư hay Đức tiếp nhận mọi đơn xin tị nạn đang làm cho các Đại sứ quán, Tổng lãnh sự quán của Đức tại các nước Trung Đông bị quá tải.

Dòng người muốn di cư đã đổ xô đến cơ quan đại diện ngoại giao của Đức ở thủ đô Beirut của Liban, Kabul của Afghanistan hay Cairo của Ai Cập. Nhằm đối phó với tình trạng trên, Bộ Ngoại giao Đức đang lên kế hoạch tuyên truyền để người di cư hiểu đúng các chính sách và tuyên bố của Chính phủ Đức về vấn đề người tị nạn.

Dự báo của chính phủ Đức rằng trong năm 2015 nước này có thể đón 800.000 người tị nạn mới vào lãnh thổ nước này đã bị hiểu sai lệch ở các nước Trung Đông rằng Đức đồng ý tiếp nhận 800.000 người tị nạn. Theo số liệu thống kê của các cơ quan liên bang và các bang của Đức, số người bị từ chối đơn xin tị nạn và bị trục xuất khỏi Đức từ đầu năm 2015 đến hết tháng 8 đã vượt quá 10.000 người, bằng mức của cả năm 2014. Hầu hết các trường hợp bị trục xuất là những người tị nạn đến từ các "quốc gia an toàn", nơi không chịu ảnh hưởng của chiến tranh hay xung đột sắc tộc, tôn giáo lớn.

P.V - TTXVN

Cùng chuyên mục
Xem theo ngày
Đọc thêm