02/06/2020 20:32 GMT+7 | Bạn cần biết
(giaidauscholar.com) - Giá vàng châu Á đi xuống trong phiên chiều 2/6.
Trong phiên giao dịch chiều ngày 2/6, giá vàng châu Á giảm nhẹ khi các nhà đầu tư kỳ vọng kinh tế dần phục hồi tăng trưởng sau khi các lệnh phong tỏa được nới lỏng. Tuy nhiên, mối quan hệ Mỹ - Trung xấu đi và các cuộc biểu tình ở Mỹ đã hạn chế đà giảm giá của kim loại quý này.
Vào lúc 15 giờ 19 phút giờ Việt Nam, giá vàng giao ngay giảm 0,3% xuống 1.734,66 USD/ounce. Trong khi, giá vàng Mỹ giao kỳ hạn giảm 0,2% xuống 1.746,10 USD/ounce.
Vào lúc 16 giờ 22 phút ngày 2/6, Công ty Vàng Bạc Đá quý Sài gòn niêm yết giá vàng SJC tại thị trường Hà Nội ở mức 48,62 triệu đồng/lượng mua vào -48,99 triệu đồng/lượng bán ra.
Chuyên gia kinh tế John Sharma của Ngân hàng quốc gia Australia (NAB) cho rằng có những yếu tố hỗ trợ giá vàng và cũng có yếu tố hạn chế đà tăng giá của kim loại quý này. Chuyên gia Sharma cho rằng Mỹ có khả năng rút lại các đặc quyền dành cho Hong Kong và Trung Quốc sẽ trả đũa bằng cách hạn chế mua hàng hóa Mỹ, làm dấy lên sự hoài nghi đối với Thỏa thuận thương mại Giai đoạn một giữa hai nước. Đây là các nhân tố hỗ trợ giá vàng. Nhưng xu hướng nới lỏng các lệnh phong tỏa trên toàn cầu đang hạn chế đà tăng của kim loại quý này.
Nhà phân tích cao cấp Jeffrey Halley của OANDA nhận định “đà tăng trưởng của vàng thiếu động lực”, và lưu ý giá vàng sẽ ở khoảng 1.700-1.750 USD/ounce trong ngắn hạn.
Mặc dù xuất hiện tâm lý lạc quan khi các nền kinh tế dần mở cửa trở lại, giá vàng vẫn tăng trong 3 phiên vừa qua và đạt mức cao nhất kể từ ngày 21/5 trong phiên ngày 1/6.
Thể hiện tâm lý của giới đầu tư, lượng vàng do quỹ giao dịch vàng lớn nhất thế giới SPDR Gold Trust nắm giữ đã tăng 0,5% lên 1.128,40 tấn trong phiên trước (1/6), mức cao nhất trong 7 năm qua.
Còn trên thị trường các kim loại quý khác, giá bạc giảm 0,5% xuống 18,18 USD/ounce. Trong khi đó, giá palladium giảm 0,7% xuống 1.948,55 USD/ounce và giá bạch kim giảm 0,7% xuống 841,42 USD/ounce.
Chứng khoán châu Á đi lên trong phiên chiều 2/6
Chứng khoán châu Á đồng loạt đi lên trong phiên chiều 2/6, nhờ lực đẩy từ việc một loạt quốc gia nới lỏng các lệnh phong tỏa cùng những dấu hiệu cho thấy các nền kinh tế đang dần phục hồi.
Phiên này, chứng khoán Nhật Bản phản ứng tích cực trước sự mở cửa trở lại của nền kinh tế sau khi ghi nhận số ca mắc COVID-19 giảm. Chỉ số Nikkei 225 đã tăng tới 263,22 điểm (khoảng 1,19%) lên khép phiên ở mức 22.325,61 điểm.
Chứng khoán Hàn Quốc cũng kéo dài chuỗi tăng sang phiên thứ ba liên tiếp trước hy vọng nền kinh tế toàn cầu sớm mở cửa trở lại. Chỉ số Kospi tại thị trường Seoul đã tiến 22,11 điểm (1,07%) lên 2.087,19 điểm.
Tại Trung Quốc, chỉ số Hang Seng tại Hong Kong tiến 263,42 điểm (1,11%) lên 23.995,94 điểm khi những thông tin về việc nới lỏng giãn cách xã hội trên toàn cầu đã lấn át nỗi lo về căng thẳng Mỹ - Trung “tăng nhiệt”.
Chỉ số Shanghai Composite tại Thượng Hải phiên này cũng tăng 5,97 điểm lên khép phiên ở mức 2.921,4 điểm.
Chứng khoán Mumbai tăng 0,9%, Sydney cộng 0,3% và Taipei cũng ghi thêm 0,4% trong phiên này. Các thị trường Kuala Lumpur, Manila và Wellington đều tăng hơn 1%, trong khi Jakarta tiến tới hơn 2%.
Chứng khoán Singapore cũng tăng 1,8% khi quốc gia này bắt đầu nới lỏng các lệnh giãn cách xã hội.
Việc Tổng thống Mỹ Donald Trump không áp dụng các biện pháp trừng phạt khắc nghiệt với Trung Quốc sau khi nước này đưa ra Luật an ninh Hong Kong đã giúp các nhà đầu tư khởi động tháng Sáu với tâm trạng lạc quan.
Trong khi đó, việc châu Âu thúc đẩy các biện pháp nới lỏng hơn nữa bất chấp lo ngại về làn sóng lây nhiễm thứ hai mang đến hy vọng rằng các nền kinh tế bị ảnh hưởng nặng bởi dịch COVID-19 tại đây có thể bắt đầu xây dựng lại. Các số liệu cho thấy sự cải thiện trong hoạt động nhà máy ở một số quốc gia, đặc biệt là Italy, cũng mang lại hy vọng cho nhà đầu tư.
Tuy nhiên, thị trường chứng khoán toàn cầu vẫn đứng trước rủi ro. Các cuộc biểu tình tại Mỹ cũng đã làm dấy lên những lo lắng về khả năng số ca mắc COVID-19 tại nước này sẽ gia tăng trở lại, qua đó cản trở việc nới lỏng các biện pháp giãn cách xã hội.
Chuyên gia Stephen Innes của công ty tư vấn AxiCorp nói rằng tình trạng hỗn loạn trên đường phố đe dọa sẽ dập tắt sự phục hồi của các kênh đầu tư rủi ro như chứng khoán. Vì nếu tình hình leo thang, sự lạc quan của nhà đầu tư đối với việc nước Mỹ mở cửa lại nền kinh tế có thể suy yếu dần.
Tại thị trường trong nước, kết thúc phiên giao dịch ngày 2/6, chỉ số VN - Index giảm 3,87 điểm (0,44%) xuống 874,8 điểm. Khối lượng giao dịch đạt hơn 484 triệu đơn vị, tương ứng giá trị hơn 6.925,732 tỷ đồng. Toàn sàn có 129 mã tăng giá, 52 mã đứng giá và 249 mã giảm giá.
HNX - Index giảm 0,5 điểm xuống 113,64 điểm. Khối lượng giao dịch đạt hơn 79,9 triệu đơn vị, tương ứng giá trị trên 915,7 tỷ đồng. Toàn sàn có 65 mã tăng giá, 60 mã đứng giá và 103 mã giảm giá.
* Giá vàng trong nước tăng nhẹ.
Cùng chung xu hướng giá vàng thế giới, giá vàng trong nước sáng nay 2/6 tăng nhẹ.
Lúc 9 giờ 27 phút, Công ty Vàng bạc Đá quý Sài Gòn niêm yết giá vàng SJC tại thị trường Hà Nội ở mức 48,68 - 48,05 triệu đồng/lượng (mua vào - bán ra), tăng 30.000 đồng/lượng ở cả chiều mua vào và chiều bán ra so với cuối ngày hôm qua.
Trong khi đó, tại Tập đoàn Vàng bạc Phú Quý, giá vàng SJC cũng được điều chỉnh tăng 20.000 đồng/lượng ở cả chiều mua vào và chiều bán ra so với chốt phiên hôm qua, niêm yết ở mức 48,7 - 48,9 triệu đồng/lượng (mua vào - bán ra).
Tại Công ty Vàng bạc Đá Quý Bảo Tín Minh Châu, giá vàng SJC được niêm yết ở mức 48,72 - 48,88 triệu đồng/lượng (mua vào - bán ra), tăng 20.000 đồng/lượng ở cả chiều mua vào và chiều bán ra so với chốt phiên hôm qua.
Trước đó, giá vàng thế giới tăng nhẹ trong phiên 1/6 do bất đồng gia tăng trong quan hệ giữa Mỹ và Trung Quốc cùng với những quan ngại về nguy cơ đại dịch COVID-19 tiếp tục bùng phát mạnh tại Mỹ.
Cụ thể, vào lúc 00 giờ 44 phút ngày 2/6 (giờ Việt Nam), giá vàng thế giới giao ngay tăng 0,6% lên 1.736,40 USD/ounce. Trong khi đó, giá vàng giao kỳ hạn của Mỹ giảm 0,1% xuống còn 1.750,3 USD/ounce.
Theo nhà phân tích thị trường kỳ cựu Edward Moya tại OANDA, hiện có những quan ngại gia tăng về việc thực hiện hiệu quả thỏa thuận thương mại “Giai đoạn một” giữa Mỹ và Trung Quốc, trong khi các cuộc biểu tình lan rộng ở Mỹ làm dấy lên lo ngại về đợt bùng phát tiếp theo của đại dịch COVID-19.
Trong khi đó, đồng USD giảm xuống mức thấp nhất kể từ giữa tháng 3/2020 đang tiếp tục hỗ trợ giá vàng. Vàng thường được coi là tài sản an toàn trong những giai đoạn kinh tế-chính trị bất ổn.
Tuy vậy, việc giá vàng chỉ tăng nhẹ cho thấy sự lạc quan về triển vọng phát triển vắc-xin phòng ngừa COVID-19 và việc nới lỏng lệnh phong tỏa ở các nước.
Nhóm P.V
Đăng nhập
Họ và tên
Mật khẩu
Xác nhận mật khẩu
Mã xác nhận
Tải lại captchaĐăng ký
Xin chào, !
Bạn đã đăng nhập với email:
Đăng xuất