20/12/2017 06:03 GMT+7 | Bóng đá Việt
(giaidauscholar.com) - Tham dự Hội nghị, Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam đặt câu hỏi: “4 quan điểm, 5 chỉ tiêu, 6 mục tiêu, 10 giải pháp trong đó có 65 nhiệm vụ rất cụ thể. Hôm nay các đồng chí báo cáo ở đây vẫn chung chung. Tôi đề nghị làm rõ 65 nhiệm vụ cụ thể, 9 dự án, 9 chương trình đã làm đến đâu?”
Nhiều mục tiêu khó thành và bài toán “đầu tiên”
Một số mục tiêu cơ bản của Chiến lược được đề ra trong giai đoạn 2012-2020 là: Đội tuyển bóng đá quốc gia nam và U23 vô địch SEA Games hoặc AFF Cup từ 1-2 lần; bóng đá nam đứng Top 15 châu Á; bóng đá nữ đứng Top 6 châu Á... khó có thể thực hiện trong hai năm 2018 và 2019, bởi theo nhận định chung của giới chuyên môn, trình độ của bóng đá Việt Nam vẫn còn hạn chế
Chúng ta mới dừng lại ở vài kết quả khiêm tốn như: Đội tuyển quốc gia nam đoạt vé tham dự VCK châu Á năm 2018; đội tuyển bóng đá nữ vô địch SEA Games 2017; Tuyển U23 giành quyền tham dự VCK U23 châu Á 2018; Tuyển U20 nam lần đầu dự World Cup U20 năm 2017... Trở ngại lớn nhất để thực hiện chiến lược chính là kinh phí, ngân sách dành cho chiến lược phát triển bóng đá không đáng kể, các CLB bóng đá chuyên nghiệp lẫn VPF, VFF đều không giỏi kiếm tiền nên đề án hầu như nằm trên giấy.
Nhiệm kỳ 3 năm của VPF, đơn vị tổ chức các giải bóng đá chuyên nghiệp chỉ thu được 395,8 tỉ đồng, nhưng chi phí là 397 tỉ đồng… thua xa CLB bóng đá chuyên nghiệp Thái Lan như Buriram United và Muangthong United mỗi năm cũng kiếm được 420 tỷ đồng và 350 tỷ đồng.
Các CLB bóng đá chuyên nghiệp Việt Nam phần lớn là “hộ chuyên chi”, phụ thuộc hoàn toàn vào hầu bao các ông chủ, không thể sống nhờ vào kinh doanh bóng đá nên công tác đào tạo, phát triển bóng đá phong trào gặp rất nhiều khó khăn.
VFF cũng chưa đưa ra được chiến lược, lộ trình phát triển cũng như xây dựng tiêu chí tuyển chọn cầu thủ, kỹ chiến thuật, lối đá phù hợp với bóng đá Việt Nam... Các CLB bóng đá chuyên nghiệp Việt Nam vẫn cảnh mạnh ai nấy làm, chưa có hướng chi chuyên nghiệp thực sự.
Những câu trả lời chưa thấu đáo
Mặc dù Bộ trưởng Bộ VH, TT&DL Nguyễn Ngọc Thiện thẳng thắn nhận định tại Hội nghị sơ kết rằng: “Bộ máy quản lý Nhà nước về bóng đá từ Trung ương đến địa phương còn yếu, lúng túng trong đổi mới, nâng cao năng lực hiệu quả quản lý hoạt động. Công tác tổ chức các giải thi đấu bóng đá bị ảnh hưởng bởi các hành vi tiêu cực, bạo lực, hành xử thiếu văn hoá của một bộ phận cán bộ quản lý, vận động viên, huấn luyện viên; lúng túng trong xử lý vi phạm… Bệnh thành tích, coi trọng kết quả ngắn hạn còn phổ biến”.
Tuy nhiên, nếu tham luận được trình bày cũng tại hội nghị này lại chưa phản ánh đúng thực tế đó. Trưởng Ban trọng tài VFF Nguyễn Văn Mùi khẳng định Ban này không bao che, luôn xử lý nặng những sai sót nghiêm trọng, ảnh hưởng đến kết quả trận đấu của các trọng tài. Rồi đại diện Ban Kỷ luật VFF cũng khẳng định “Hoàn toàn trong sáng, không dính dáng đến bất kỳ đội bóng nào và 100% vụ việc xử lý là chuẩn xác”... khiến không ít người phải ngạc nhiên!
Hay không phủ nhận, khá nhiều CLB vẫn quyết tâm tuyên bố sẽ “tuyên chiến” với tiêu cực, vẫn còn những tiếng nói đầy trăn trở đến từ Khánh Hòa, Quảng Nam… nhưng dường như là chưa đủ. “Bóng đá Việt Nam có thể tiến bộ hơn không?”- Câu hỏi của Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam vẫn cần có những câu trả lời thấu đáo.
Đông Hùng
Đăng nhập
Họ và tên
Mật khẩu
Xác nhận mật khẩu
Mã xác nhận
Tải lại captchaĐăng ký
Xin chào, !
Bạn đã đăng nhập với email:
Đăng xuất