12/04/2019 06:05 GMT+7 | V-League
(giaidauscholar.com) - Chủ tịch VPF Trần Anh Tú phát biểu rằng V-League không thể chạy theo công nghệ VAR mà FIFA áp dụng vì tốn kém kinh phí rất khủng, nhưng vẫn cố gắng làm cho được theo kiểu “con nhà nghèo”.
Ông Trần Anh Tú nói: “Công nghệ VAR thì qua các buổi trao đổi với nhà cung cấp thì có nhiều phương án để làm công nghệ này. nếu mà nhiều tiền như FIFA thì họ có 48 camera truyền vào buồng VAR thì hãy tưởng tượng nó khủng khiếp như thế nào.
Tuy nhiên với V-League thì chúng ta là “con nhà nghèo”, không thể áp dụng theo FIFA được. Chúng tôi đầu tiên định làm theo mô hình Thái League, họ sử dụng buồng VAR trung tâm, 4 phòng VAR có thể làm 4 trận cùng lúc. Tuy nhiên, số tiền làm kiểu đó cũng khá lớn, VPF cũng không có quá nhiều tiền để làm điều đó.
VIDEO: Nhận định Khánh Hòa vs Hà Nội (19h, 12/4), vòng 5 V-League 2019. Trực tiếp VTV6, BĐTV, FPT Play
Chúng tôi vẫn quyết tâm tìm phương án áp dụng VAR ở V-League, mọi người trao đổi chuyển từ sử dụng VAR trung tâm sang VAR đơn lẻ. Nghĩa là toàn bộ thiết bị VAR được lắp đặt trên xe 16 chỗ hoán cải, xe đó có thể di chuyển từ sân này sang sân khác. Chúng ta chỉ sử dụng đơn lẻ 1 xe/trận. Một xe có thể đặt ở ngoài Bắc, một xe có thể đặt ở trong Nam. Đó là phương án tối ưu nhất của V-League hiện tại.
Sau này có thể có điều kiện tài chính tốt hơn, nhà tài trợ lớn hơn thì chúng ta sẽ áp dụng theo hình thức của Thái Lan. Lúc đó thì việc vận hành sẽ tốn kém hơn nhiều, mỗi phòng VAR có 2 kỹ thuật, 2 trọng tài VAR, chúng ta nghèo quá thì sẽ dùng 1 trọng tài VAR để đỡ tốn kém”.
Trả lời về câu hỏi con người để thực hiện, Chủ tịch VPF cho biết: “Trọng tài VAR thì chúng ta sẽ đào tạo một số cựu trọng tài, những người đó phải rất nhanh. Vì thời gian chết trên sân không thể nhiều được. V-League sắp tới áp dụng 8 camera truyền vào buồng VAR. Như thế đòi hỏi người quan sát phải nhanh, nhìn tình huống từ 8 màn hình đó rồi kết hợp với trọng tài chính xem có cần áp dụng VAR dừng trận đấu theo quy định của FIFA hay không hay sẽ tiếp tục như thường. Nếu trọng tài chính yêu cầu dừng trận đấu xem VAR thì lập tức đội ngũ kỹ thuật sẽ cung cấp hình ảnh cho trọng tài chính trên sân nhìn góc quay tốt nhất, giúp trọng tài chính có quyết định chính xác nhất.
Dĩ nhiên trọng tài VAR là người trung gian để truyền tín hiệu VAR cho trọng tài chính, trọng tài VAR phải có hiểu biết, thông minh nữa để giúp trọng tài chính và trận đấu ngắt quãng trong thời gian ngắn, không làm mất hứng người xem”.
“Các CLB ủng hộ rất nhiều về việc áp dụng trọng tài VAR vì nhiều trận đấu có bị ảnh hưởng kết quả, gây tranh cãi. Như trận B.Bình Dương và Viettel là điển hình, nếu có công nghệ VAR giúp trọng tài chính thì trọng tài sẽ có quyết định chính xác hơn về tình huống đó”, ông Tú trả lời về thái độ của các CLB với công nghệ VAR.
“Nhà cung cấp thiết bị VAR là nhà cung cấp được FIFA đồng ý, chúng ta mua thiết bị của họ sau khi lắp ráp xong thì chúng ta sẽ đề nghị FIFA cử người xuống thẩm định và họ sẽ phê chuẩn. Lúc này chưa có gì nên chưa thể gọi FIFA thẩm định được. Với công nghệ VAR mà một xe như thế này thì kinh phí sẽ chấp nhận được. Ở đây thì đối tác của FIFA là Next Media sẽ bỏ tiền ra để sở hữu hệ thống VAR này.
Theo kế hoạch đàm phán với nhà cung cấp và bàn bạc với Next Media thì sẽ cố gắng cuối tháng 6, lượt trận thứ 14 thì sẽ áp dụng công nghệ VAR. Tất nhiên đó là nếu mọi việc suôn sẻ thì sẽ áp dụng ngay từ đầu lượt về, còn trục trặc thì sẽ lùi lại vài vòng đấu. Tuy nhiên quan điểm của VPF là phải đưa vào sử dụng một cách sớm nhất để đảm bảo tính công bằng cho giải đấu”, Chủ tịch VPF phát biểu.
Việt Hà (ghi)
Đăng nhập
Họ và tên
Mật khẩu
Xác nhận mật khẩu
Mã xác nhận
Tải lại captchaĐăng ký
Xin chào, !
Bạn đã đăng nhập với email:
Đăng xuất