05/10/2020 16:09 GMT+7 | Trong nước
(giaidauscholar.com) - Từ 17h chiều nay (4/10/2020), các trường đại học bắt đầu công bố điểm chuẩn dựa trên kết quả thi tốt nghiệp THPT năm 2020.
(Tiếp tục cập nhật)
Theo lịch, ngày 4/10, Bộ GD-ĐT cùng các trường đại học sẽ hoàn tất việc lọc ảo tuyển sinh đại học năm 2020.
Sau đó, trước 17h ngày 5/10, các trường sẽ công bố kết quả trúng tuyển đợt 1.
Ở khu vực phía Bắc, Đại học Ngoại thương là trường đầu tiên công bố điểm chuẩn, lúc 15h30 ngày 4/10. Mức điểm rất cao, từ 27 đến 28,15 đối với các tổ hợp tính theo thang điểm 30 và từ 34,8 đến 36,25 đối với các tổ hợp tính theo thang 40.
Trong chiều nay, Đại học Bách khoa Hà Nội cũng công bố điểm chuẩn dựa trên điểm thi tốt nghiệp THPT và kết hợp điểm thi với bài kiểm tra tư duy. Với riêng phương thức xét tuyển dựa hoàn toàn vào điểm thi tốt nghiệp THPT, ngành Khoa học máy tính (IT1) có điểm chuẩn cao nhất, lên tới 29,04, tăng 1,62 điểm so với năm ngoái. Ngành Quản trị kinh doanh hợp tác với Đại học Troy (Mỹ) thấp nhất - 22,5 điểm, nhưng vẫn tăng 1,9 điểm.
Điểm chuẩn là tổng điểm ba môn thi tốt nghiệp THPT theo tổ hợp xét tuyển cộng với điểm ưu tiên khu vực (nơi thí sinh có hộ khẩu thường trú) và đối tượng (con thương binh, liệt sĩ, người dân tộc thiểu số...), tính theo thang 30; một số ngành thi Ngoại ngữ, Năng khiếu nhân hệ số 2, thang 40.
Tại khu vực phía Nam, trong chiều tối nay, nhiều trường sẽ công bố mức điểm trúng tuyển như Trường ĐH Công nghiệp Thực phẩm TP.HCM, Trường ĐH Y khoa Phạm Ngọc Thạch, Trường ĐH Nông Lâm TP.HCM...
Năm 2020, tổng số thí sinh đăng ký xét tuyển đại học, cao đẳng là 642.945, giảm 1,46% so với năm 2019.
Tổng số nguyện vọng đăng ký xét tuyển là gần 2,5 triệu, giảm 3,14% so với năm 2019.
Tính đến hết ngày 27/9, có tổng số 275.530 thí sinh điều chỉnh nguyện vọng, tỷ lệ điều chỉnh đạt 42,49%.
Hơn 160 trường đã tuyển đủ chỉ tiêu
Ngày 5/10, thông tin về kết quả tuyển sinh đại học, cao đẳng đợt 1 năm 2020, bà Nguyễn Thu Thủy, Vụ trưởng Vụ Giáo dục Đại học, Bộ Giáo dục và Đào tạo cho biết: Tính sơ bộ đã có 161 đơn vị tuyển đủ chỉ tiêu; nếu tính từ mức đạt 70% chỉ tiêu trở lên, con số này lên tới 205 đơn vị (chiếm 66,55% số đơn vị tuyển sinh). Số liệu này phản ánh công tác tuyển sinh năm 2020 đã đạt được tiêu chí nhanh gọn, thuận lợi, nhẹ nhàng, hiệu quả,… giảm được áp lực cho các đợt tuyển sinh bổ sung.
Theo thống kê của Bộ Giáo dục và Đào tạo, tổng số có 567.929 chỉ tiêu tuyển sinh vào các trường đại học và cao đẳng sư phạm năm 2020 tính đến khi xét tuyển; trong đó có 351.849 chỉ tiêu xét tuyển từ kết quả thi tốt nghiệp Trung học Phổ thông; 216.080 chỉ tiêu xét tuyển bằng học bạ và các phương thức khác.
Các thí sinh trúng tuyển bằng phương thức khác đã xác nhận nhập học trên hệ thống được đưa ra khỏi danh sách xét tuyển đợt 1. Cụ thể, tổng số 74.696 thí sinh nhập học có mã vạch đã loại ra khỏi danh sách xét tuyển bằng kết quả thi tốt nghiệp Trung học Phổ thông.
Vụ trưởng Vụ Giáo dục Đại học Nguyễn Thu Thủy chia sẻ: Quá trình tuyển sinh đảm bảo quyền tự chủ của các trường (xác định chỉ tiêu, lập đề án tuyển sinh, xác định điều kiện tuyển sinh, tham gia nhóm hay tuyển sinh độc lập; dự tính tỷ lệ ảo, xác định điểm trúng tuyển và danh sách thí sinh trúng tuyển…) theo đúng quy định của pháp luật. Các trường đã minh bạch thông tin trong đề án tuyển sinh, cung cấp thông tin cần thiết cho thí sinh và minh bạch kết quả tuyển sinh.
Năm nay, một số kỹ thuật nhỏ đã được điều chỉnh, khắc phục hạn chế, áp dụng công nghệ thông tin triệt để hơn trong tất cả các khâu đăng ký dự tuyển, đăng ký xét tuyển, điều chỉnh nguyện vọng xét tuyển, xác nhận thí sinh nhập học lên hệ thống để đảm bảo tính khoa học, khách quan, công khai, minh bạch, giảm tối đa số thí sinh ảo. Phần mềm tuyển sinh đã phát huy tác dụng cho thí sinh trúng tuyển vào nguyện vọng ưu tiên cao nhất và giúp các trường tăng cường kiểm soát thí sinh ảo.
Ban Chỉ đạo Tuyển sinh Quốc gia và các trường, nhóm trường đã có sự phối hợp tốt trong suốt quá trình thực hiện xét tuyển, đảm bảo quy trình kỹ thuật ổn định. Bên cạnh đó, hai nhóm xét tuyển chung đã thu hút nhiều thành viên, đặc biệt là hầu hết các trường lớn đã tham gia; phối hợp thành công để sử dụng chung nguồn tuyển và cơ sở dữ liệu tuyển sinh.
Kết quả tuyển sinh đến thời điểm hiện tại đảm bảo các tiêu chí chất lượng, trật tự, an toàn, hiệu quả. Điểm trúng tuyển phản ánh chất lượng đầu vào đảm bảo và sự phân loại chất lượng giữa các thí sinh, giữa các nhóm trường khá rõ ràng.
Rút kinh nghiệm những năm trước, Vụ Giáo dục Đại học đã gửi tin nhắn đề nghị các sở Giáo dục và Đào tạo sớm cập nhật kết quả phúc khảo của thí sinh lên hệ thống phục vụ công tác xét tuyển, đảm bảo thí sinh được xét sau khi đã có kết quả phúc khảo. Đồng thời, để đảm bảo quyền lợi của thí sinh, các Sở Giáo dục và Đào tạo thông báo đến từng thí sinh có kết quả phúc khảo thay đổi được điều chỉnh nguyện vọng xét tuyển.
Sau kết quả xét tuyển đợt 1, có 83 trường (chiếm 26,95% các trường, với 34.145 chỉ tiêu, chiếm 10,6% tổng chỉ tiêu - chủ yếu là các trường ngoài công lập, các trường thuộc tỉnh, các trường ở vùng sâu, vùng xa, các trường cao đẳng có đào tạo ngành Giáo dục Mầm non) có tỷ lệ trúng tuyển dưới 50% sẽ tổ chức xét tuyển bổ sung từ ngày 15/10/2020 cho đến hết năm 2020, sau đó báo cáo về Bộ Giáo dục và Đào tạo trước ngày 28/2/2021.
Dưới đây là một số điểm chuẩn của một số trường vừa công bố:
* Điểm chuẩn các trường thuộc Đại học Đà Nẵng năm 2020: XEM TẠI ĐÂY.
* Điểm chuẩn Đại học Ngân hàng TPHCM năm 2020:
Đại học Ngân hàng TPHCM công bố điểm chuẩn cao nhất là 25,54 điểm.
Mức điểm trúng tuyển được áp dụng cho tất cả tổ hợp xét tuyển đã bao gồm điểm ưu tiên theo đối tượng và khu vực, quy về thang điểm 30. Thí sinh trúng tuyển phải xác nhận nhập học trước 17h ngày 10/10.
Năm nay, Đại học Ngân hàng TPHCM tuyển 3.250 chỉ tiêu với 4 phương thức tuyển sinh. Trong đó, phương thức xét kết quả thi đánh giá năng lực do Đại học Quốc gia TP HCM tổ chức (phương thức 4) dành cho 150 chỉ tiêu đại trà.
Phương thức dựa vào kết quả thi tốt nghiệp THPT (phương thức 2) áp dụng cho 2.200 chỉ tiêu chương trình đại trà, 300 chỉ tiêu chương trình chất lượng cao, 60 chỉ tiêu chương trình quốc tế song bằng.
Phương thức ưu tiên xét tuyển và xét học bạ theo quy chế tuyển sinh trường (phương thức 3) cho 450 chỉ tiêu chương trình chất lượng cao và 90 chỉ tiêu chương trình quốc tế song bằng.
* Điểm chuẩn Đại học Sư phạm Hà Nội 2 năm 2020, hoặc TRA CỨU TẠI ĐÂY:
Thời gian, địa điểm, hồ sơ xác nhận nhập học: Từ ngày 06/10/2020 đến trước 17h00 ngày 09/10/2020.
Địa điểm: Phòng 1.3, Tầng 1, Nhà A2, Trường Đại học Sư phạm Hà Nội 2, số 32, đường Nguyễn Văn Linh, phường Xuân Hòa, thành phố Phúc Yên, tỉnh Vĩnh Phúc.
Hồ sơ xác nhận nhập học gồm: Giấy chứng nhận kết quả thi, kỳ thi tốt nghiệp THPT năm 2020 (bản chính).
Thí sinh xác nhận nhập học bằng một trong hai cách sau:
Cách 1: Chuyển phát nhanh (gồm Hồ sơ xác nhận nhập học và 01 phong bì thư có ghi chi tiết địa chỉ của thí sinh hoặc người nhà thí sinh để Nhà trường gửi Giấy thông báo trúng tuyển đại học cho thí sinh) gửi qua bưu điện đến địa chỉ: Phòng Đào tạo, Trường Đại học Sư phạm Hà Nội 2, số 32 đường Nguyễn Văn Linh, phường Xuân Hòa, thành phố Phúc Yên, tỉnh Vĩnh Phúc.
Cách 2: Thí sinh xác nhận nhập học trực tiếp tại Phòng 1.3, Tầng 1, Nhà A2, Trường ĐHSP Hà Nội 2. Thí sinh nhận Giấy thông báo trúng tuyển đại học ngay sau khi xác nhận nhập học.
Thời gian, địa điểm nhập học: Từ 08h00 - 17h00 ngày 10 tháng 10 năm 2020 (Thí sinh có tên trong danh sách trúng tuyển, đã xác nhận nhập học nếu chưa nhận được Giấy thông báo trúng tuyển đại học vẫn đến Nhà trường nhập học, hồ sơ nhập học sẽ hoàn thiện sau).
Địa điểm: Trường ĐHSP Hà Nội 2, số 32, đường Nguyễn Văn Linh, phường Xuân Hòa, thành phố Phúc Yên, tỉnh Vĩnh Phúc.
Cụ thể như sau:
- Tại Hội trường 14-8: Khoa Ngoại ngữ (Ngành: Sư phạm Tiếng Anh; Ngôn ngữ Anh; Ngôn ngữ Trung Quốc).
- Tại Tầng 1, Giảng đường E: Khoa Giáo dục Tiểu học (Ngành Giáo dục Tiểu học).
- Tại Tầng 1, Giảng đường C: Khoa Toán (Ngành Sư phạm Toán học).
- Tại Tầng 2, Giảng đường C: Khoa Ngữ văn (Ngành: Sư phạm Ngữ văn; Việt Nam học).
- Tại Tòa nhà A4
+ Viện Công nghệ thông tin: Văn phòng Viện Công nghệ thông tin (Ngành: Sư phạm Tin học; Công nghệ Thông tin; Thông tin-Thư viện);
+ Khoa Vật lý: Văn phòng Khoa Vật lý (Ngành: Sư phạm Vật lý; Sư phạm Công nghệ);
+ Khoa Hóa học: Văn phòng Khoa Hóa học (Ngành Sư phạm Hoá học);
+ Khoa Sinh - KTNN: Văn phòng Khoa Sinh - KTNN (Ngành Sư phạm Sinh học);
+ Khoa Lịch sử: Văn phòng Khoa Lịch sử (Ngành Sư phạm Lịch sử);
+ Khoa Giáo dục Chính trị: Văn phòng Khoa Giáo dục Chính trị (Ngành Giáo dục Công dân);
+ Khoa Giáo dục Thể chất: Văn phòng Khoa Giáo dục Thể chất (Ngành Giáo dục Thể chất);
+ Khoa Giáo dục Mầm non: Văn phòng Khoa Giáo dục Mầm non (Ngành Giáo dục Mầm non).
- Tại Trung tâm Giáo dục Quốc phòng và An ninh (Số 252 đường Nguyễn Văn Linh): Ngành Giáo dục Quốc phòng và An ninh.
Mọi giải đáp, thắc mắc xin gọi hotline: 0855.002.002, 0912.924.226, 0913.517.956, 0917.657.268 để được hỗ trợ.
* Điểm chuẩn Học viện Tài chính năm 2020:
* Điểm chuẩn Đại học Nội vụ năm 2020:
* Điểm chuẩn Đại học Kiến trúc Đà Nẵng năm 2020:
* Điểm chuẩn Đại học Tài chính - Marketing TP.HCM năm 2020:
* Điểm chuẩn Học viên Ngân hàng năm 2020:
* Điểm chuẩn Đại học Thương mại năm 2020:
Trường Đại học Thương mại đã chính thức công bố điểm chuẩn cho 26 nhóm ngành, trong đó ngành cao điểm nhất là ngành Marketing Thương mại với 26,7 điểm. Theo sau là ngành Kinh tế quốc tế với 26,3 điểm.
Tất cả các ngành đều yêu cầu trên 24 điểm. Trong đó ngành thấp nhất là Tài chính ngân hàng - Thương mại chất lượng cao với 24 điểm.
* Điểm chuẩn Trường Đại học Giáo dục - Đại học Quốc gia Hà Nội 2020:
Nhóm ngành GD1 - Sư phạm Toán và Khoa học tự nhiên (Tổ hợp xét tuyển: A00, A01, B00, D01) điểm trúng tuyển: 22,75 điểm.
Nhóm ngành GD2 - Sư phạm Ngữ văn, Lịch sử, Lịch sử & Địa lí (Tổ hợp xét tuyển: C00, D01, D14, D15) điểm trúng tuyển: 23,3 điểm.
Nhóm ngành GD3 - Khoa học giáo dục và khác (Tổ hợp xét tuyển: A00, B00, C00, D01) điểm trúng tuyển: 17 điểm.
Nhóm ngành GD4 - Giáo dục tiểu học (Tổ hợp xét tuyển: A00, B00, C00, D01) điểm trúng tuyển: 25,3 điểm.
Nhóm ngành GD5 - Giáo dục mầm non (Tổ hợp xét tuyển: A00, B00, C00, D01) điểm trúng tuyển: 19,25 điểm.
* Điểm chuẩn Trường ĐH Khoa học Tự nhiên 2020:
* Điểm chuẩn Trường ĐH Khoa học Xã hội và Nhân văn 2020:
* Điểm chuẩn Trường Đại học Bách khoa TP.HCM 2020:
* Điểm chuẩn Đại học Kinh tế Quốc dân năm 2020
* Điểm chuẩn Đại học Ngoại thương 2020:
* Điểm chuẩn đại học Bách khoa Hà Nội năm 2020
* Trường Đại học Y dược Huế
* Đại học Y khoa Phạm Ngọc Thạch
* Đại học Kỹ thuật y tế Hải Dương
* Đại học Y Thái Bình
Thành phố Hồ Chí Minh: Điểm chuẩn xét tuyển của nhiều trường đại học tăng từ 1-3 điểm
Từ 17 giờ ngày 4/10, nhiều trường đại học tại Thành phố Hồ Chí Minh đã công bố điểm chuẩn theo phương thức xét kết quả kỳ thi tốt nghiệp Trung học phổ thông năm 2020. Từ điểm công bố cho thấy, điểm chuẩn của hầu hết các trường đều tăng trung bình từ 1-3 điểm.
Cụ thể, Trường Đại học Sư phạm Kỹ thuật Thành phố Hồ Chí Minh có điểm chuẩn trong khoảng từ 16 - 27 điểm, tùy ngành và hệ chương trình đào tạo. Trong đó, các ngành hệ đại trà có điểm chuẩn từ 21,25 - 27 điểm. Ở hệ này, ngành Robot và Trí tuệ nhân tạo có điểm chuẩn cao nhất là 27 điểm, tăng 1,8 điểm so với năm trước; ngành Kiến trúc nội thất có điểm chuẩn thấp nhất 21,25 điểm.
Các ngành, chương trình đào tạo trình độ đại học hệ chất lượng cao tiếng Việt, Việt - Nhật có điểm chuẩn từ 19,5 điểm đến 25,25 điểm. Trong đó, hai ngành có điểm cao nhất là Công nghệ thông tin và Công nghệ kỹ thuật ôtô. Các ngành, chương trình đào tạo trình độ đại học hệ chất lượng cao tiếng Anh có điểm chuẩn từ 20 điểm đến 24,75 điểm, ngành Công nghệ thông tin điểm chuẩn cao nhất. Còn các ngành, chương trình đào tạo trình độ đại học hệ liên kết quốc tế đều có điểm chuẩn là 16 điểm.
Trường Đại học Kinh tế Thành phố Hồ Chí Minh cũng đã công bố điểm trúng tuyển theo phương thức xét tuyển dựa trên kết quả thi tốt nghiệp Trung học phổ thông năm 2020. Theo đó, tại cơ sở tại chính Thành phố Hồ Chí Minh, điểm chuẩn các ngành năm nay khá cao, trong khoảng từ 22 điểm đến 27,6 điểm. Cụ thể, ngành Logistics và quản lý chuỗi cung ứng có điểm cao nhất là 27,6 điểm; điểm chuẩn thấp nhất ngành Bảo hiểm với 22 điểm. Còn 6 ngành đào tạo tại phân hiệu Vĩnh Long đều có mức điểm chuẩn là 16 điểm. Thí sinh trúng tuyển vào Trường Đại học Kinh tế Thành phố Hồ Chí Minh làm thủ tục nhập học từ ngày 7 - 10/10.
Điểm chuẩn của Trường Đại học Bách khoa, Đại học Quốc gia Thành phố Hồ Chí Minh trong khoảng từ 20,5 - 28 điểm. Trong đó, ngành Khoa học máy tính là ngành có điểm chuẩn cao nhất với 28 điểm, tăng 2,25 điểm so với năm trước; còn ngành Bảo dưỡng công nghiệp có điểm chuẩn thấp nhất là 20 điểm, tăng 1 điểm so với năm trước.
Năm nay, Trường Đại học Luật Thành phố Hồ Chí Minh không tổ chức kỳ thi riêng và thực hiện phương thức xét tuyển kết hợp như những năm trước mà thực hiện 2 phương thức tuyển sinh gồm, xét tuyển thẳng và xét tuyển từ kết quả thi tốt nghiệp Trung học phổ thông 2020. Theo đó điểm chuẩn trúng tuyển vào trường theo phương thức xét kết quả thi tốt nghiệp Trung học phổ thông quốc gia năm 2020 trong khoảng từ 22,5 - 26,5 điểm, tùy ngành và tổ hợp xét tuyển. Trong đó, điểm chuẩn cao nhất là điểm của ngành Luật Thương mại quốc tế, ở tất cả các tổ hợp xét tuyển đều có điểm chuẩn là 26,5 điểm.
Theo Trường Đại học Luật Thành phố Hồ Chí Minh, hiện nhà trường chưa tiến hành xét phân khoa chuyên ngành đối với thí sinh đạt điểm trúng tuyển ngành Luật. Sau khi thí sinh nộp bản chính Giấy chứng nhận kết quả thi kỳ thi tốt nghiệp trung học phổ thông năm 2020 và làm thủ tục nhập học, căn cứ vào năng lực đào tạo của từng khoa, nguyện vọng đăng ký và mức điểm của thí sinh, nhà trường sẽ công bố điểm trúng tuyển vào các khoa chuyên ngành, trước khi thí sinh vào học chính thức.
Điểm trung bình điểm trúng tuyển vào Trường Đại học Kinh tế - Luật, Đại học Quốc gia Thành phố Hồ Chí Minh là 26,3 điểm, cao hơn năm trước 2,17 điểm. Trong đó, điểm trung bình trúng tuyển khối ngành Kinh tế là 25,98 điểm, khối ngành Kinh doanh và quản lý là 26,51 điểm và khối ngành Luật là 25,75 điểm. Điểm trúng tuyển cao nhất là ngành Kinh tế quốc tế (Kinh tế đối ngoại) với 27,45 điểm, cao hơn năm trước 1,75 điểm.
Trước đó, do ảnh hưởng của tình hình dịch bệnh cũng như thay đổi của kỳ thi tốt nghiệp Trung học phổ thông năm 2020, các trường đại học đều thực hiện đa dạng phương thức tuyển sinh. Trong đó, đề án tuyển sinh của các trường đều giảm chỉ tiêu xét tuyển theo phương thức xét kết quả kỳ thi tốt nghiệp Trung học phổ thông năm 2020, tăng chỉ tiêu theo phương thức xét học bạ. Tuy nhiên, tỷ lệ thí sinh trúng tuyển bằng các phương thức khác nhập học thấp, vì vậy hầu hết các trường đều điều chỉnh đề án tuyển sinh theo hướng tăng chỉ tiêu xét kết quả kỳ thi tốt nghiệp Trung học phổ thông năm 2020. Đây vẫn là phương thức chiếm tỷ lệ chỉ tiêu tuyển sinh vào các trường nhiều nhất.
Các trường đại học bắt đầu công bố điểm chuẩn: Xuất hiện ngành học có điểm trúng tuyển 30/30
Chiều tối 4/10, nhiều trường đại học trên cả nước đã công bố điểm chuẩn xét tuyển dựa trên kết quả thi tốt nghiệp Trung học phổ thông, ngay sau khi Bộ Giáo dục và Đào tạo hoàn thành việc lọc ảo để hỗ trợ tuyển sinh đại học năm 2020.
Năm 2020, tổng số thí sinh đăng ký xét tuyển đại học, cao đẳng là 642.945, giảm 1,46% so với năm 2019. Tổng số nguyện vọng đăng ký xét tuyển là gần 2,5 triệu, giảm 3,14% so với năm 2019.
Bà Nguyễn Thu Thủy, Vụ trưởng Vụ Giáo dục đại học (Bộ Giáo dục và Đào tạo) cho biết: Hai nhóm xét tuyển chung ở hai miền Nam, Bắc đã thu hút nhiều thành viên, đặc biệt là hầu hết các trường lớn tham gia (năm 2019 đã có 53 trường phía Bắc do Trường Đại học Bách khoa Hà Nội chủ trì và 90 trường phía Nam do Đại học Quốc gia Thành phố Hồ Chí Minh chủ trì; năm 2020 số trường tham gia được giữ ổn định). Các trường đã phối hợp thành công để sử dụng chung nguồn tuyển và cơ sở dữ liệu tuyển sinh.
Vai trò tích cực của trường chủ trì và sự hợp tác giữa các nhóm trường đã phát huy tác dụng trong việc triển khai quy trình tuyển sinh thuận lợi, nhanh chóng; đảm bảo tính thống nhất của nhóm và quyền tự chủ của các trường thành viên, cùng nhau xét tuyển và lọc ảo. Trên cơ sở đó, kết quả tuyển sinh của các trường uy tín đã tiệm cận con số cần tuyển.
Việc các trường tham gia xét tuyển và lọc ảo theo nhóm, ngoài 6 lần được tham gia xét tuyển lọc ảo chung, các trường còn được thêm nhiều lần lọc ảo trong nhóm. Việc này giúp quá trình lọc ảo diễn ra nhanh hơn, thuận lợi hơn.
Ở khu vực phía Bắc, từ 17 giờ ngày 4/10, Trường Đại học Bách khoa Hà Nội - trưởng nhóm xét tuyển (là đơn vị xây dựng hệ thống lọc ảo và chủ trì lọc ảo) đã trả điểm cho 52 trường thuộc nhóm xét tuyển và công bố điểm chuẩn năm 2020. Phần mềm xét tuyển nhóm các trường đại học phía Bắc chỉ dành cho phương thức xét tuyển dựa trên kết quả thi tốt nghiệp Trung học phổ thông.
Nhìn từ điểm chuẩn của một số trường đại học đã công bố có thể thấy, điểm chuẩn xét tuyển từ điểm thi tốt nghiệp Trung học phổ thông năm nay cao hơn so với năm 2019, đúng như dự đoán ban đầu khi mới công bố điểm thi. Đặc biệt, đã xuất hiện ngành học có điểm trúng tuyển 30/30.
Ông Hoàng Anh Tuấn, Phó Hiệu trưởng phụ trách Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn (Đại học Quốc gia Hà Nội cho biết): So với dự đoán từ phổ điểm năm trước và năm nay thì điểm chuẩn năm nay của trường tăng từ 0,5 – 1,5 điểm, cá biệt có ngành tăng đến 2 điểm. Tuy nhiên, điều gây ra bất ngờ cho cộng đồng, có một số ngành điểm năm ngoái cao nhất khối dân sự toàn quốc là ngành Đông Phương học với điểm chuẩn là 28,5 tổ hợp C00 thì năm nay tiếp tục cao là 29,75. Đặc biệt, bất ngờ nhất là ngành Hàn Quốc học có điểm chuẩn 30 điểm/30 điểm đối với tổ hợp C00.
Theo ông Hoàng Anh Tuấn, chỉ tiêu ngành Hàn Quốc học năm nay là 50 nhưng đã có đến 30 chỉ tiêu tuyển thẳng. Chính vì vậy, chỉ tiêu dành cho xét kết quả thi tốt nghiệp Trung học phổ thông chỉ còn 16 - 20 chỉ tiêu trên toàn quốc nên điểm chuẩn tăng cao.
Điểm trúng tuyển cao nhất vào Trường Đại học Ngoại thương theo phương thức xét kết quả thi tốt nghiệp Trung học phổ thông là 28,6 - chuyên ngành Kinh tế đối ngoại, đào tạo tại cơ sở chính ở Hà Nội. Tại cơ sở Thành phố Hồ Chí Minh, chuyên ngành này lấy 28,3 điểm. Mức điểm thấp nhất vào trường là 27 điểm (ngành Luật). Với các ngành có điểm môn Ngoại ngữ nhân hệ số 2, điểm trúng tuyển từ 34,8-36,6 điểm.
Trường Đại học Bách khoa Hà Nội, ngành Khoa học máy tính thuộc nhóm ngành Công nghệ thông tin là ngành học có điểm chuẩn cao nhất là 29,04. Xếp sau đó là điểm chuẩn ngành Kỹ thuật máy tính, Khoa học dữ liệu và trí tuệ nhân tạo với 28,65 điểm; Công nghệ thông tin 28,38 điểm. Điểm chuẩn thấp nhất củaTrường Đại học Bách khoa Hà Nội là 19 điểm (Khoa học Máy tính hợp tác với Đại học Troy – Hoa Kỳ).
Mức điểm trúng tuyển cao nhất của Trường Đại học Kinh tế quốc dân thuộc về ngành Logistics và Quản lý chuỗi cung ứng (28 điểm), tăng 2 điểm so với năm ngoái. Các ngành khác dao động từ 24,5-27,75.
Ông Tạ Thành Văn, Hiệu trưởng Trường Đại học Y Hà Nội cho biết, năm nay điểm trúng tuyển ngành Y khoa cao nhất với 28,9 điểm và Răng – Hàm - Mặt là 28,65 điểm.
Học viện Y Dược học cổ truyền có điểm trúng tuyển cao nhất là 26,1 (ngành Y khoa). Ngành Y học cổ truyền điểm chuẩn là 24,15. Ngành Dược học điểm chuẩn 25,00.
Tại khu vực phía Nam, chiều tối 4/10, nhiều trường cũng đã công bố mức điểm trúng tuyển.
Cùng trong nhóm trường sức khỏe, điểm chuẩn của Trường Đại học Y khoa Phạm Ngọc Thạch (Thành phố Hồ Chí Minh) dao động từ 19 đến 27,55.
Trường Đại học Sư phạm Thành phố Hồ Chí Minh công bố điểm chuẩn xét tuyển các ngành dao động từ 19 (Giáo dục đặc biệt, Ngôn ngữ Nga) - 25,75 (Sư phạm Hóa học).
Điểm chuẩn các ngành đào tạo của Trường Đại học Kinh tế - Luật Thành phố Hồ Chí Minh từ 22,2 đến 27,45. Ngành có điểm chuẩn cao nhất của trường là Kinh tế quốc tế (Kinh tế đối ngoại) với 27,45 điểm.
Nhóm Phóng viên
Đăng nhập
Họ và tên
Mật khẩu
Xác nhận mật khẩu
Mã xác nhận
Tải lại captchaĐăng ký
Xin chào, !
Bạn đã đăng nhập với email:
Đăng xuất