22/11/2018 14:55 GMT+7 | Các ĐTQG
(giaidauscholar.com) - Ở VCK U23 Châu Á, ông Park Hang Seo để Quang Hải đá ở cánh và ngôi sao của CLB Hà Nội bùng nổ, ghi 5/8 bàn thắng cho U23 Việt Nam. Nhưng đến ASIAD 2018 thì ông Park bắt đầu xếp Quang Hải đá tiền vệ trung tâm và đến AFF Cup này ông vẫn dùng Quang Hải ở vị trí này.
* Lịch thi đấu lượt trận cuối cùng vòng bảng AFF Cup 2018:
19h30, 24/11: Việt Nam vs Campuchia
https://vtv.vn/vtv6/truyen-hinh-truc-tuyen.htm
19h30, 24/11: Malaysia vs Myanmar
https://vtv.vn/truyen-hinh-truc-tuyen/vtv5.htm
19h00, 25/11: Thái Lan vs Singapore (bảng B)
19h00, 25/11: Indonesia vs Philippines (bảng B)
Xếp hạng bảng A:
Xếp hạng bảng B:
Khi đá tiền vệ trung tâm thì chúng ta dễ thấy là Quang Hải không còn bùng nổ như trước và nhiều người cho rằng ông Park cần đẩy Quang Hải lên đá cao hơn để tăng thêm cơ hội ghi bàn cho cầu thủ này. Nhưng ông Park có lí của mình và Quang Hải chấp nhận “hy sinh” cá nhân nhiều hơn vì lợi ích chung của đội bóng.
Chơi tiền vệ trung tâm thì Quang Hải đá xa khung thành đối phương hơn nên vì thế mà cơ hội ghi bàn cho cầu thủ này giảm đi. Nhưng bù lại đây là vị trí mà Quang Hải có thể phát huy tốt nhất khả năng bao quát, phân phối bóng và tổ chức lối chơi cho tuyển Việt Nam.
Vì Quang Hải không chỉ là cầu thủ giỏi ghi bàn mà còn có óc quan sát tinh tế, tư duy nhanh và làm bóng tốt nên ông Park muốn Quang Hải đóng vai trò gần giống như Andrea Pirlo (Pirlo còn chơi thấp hơn Quang Hải) ở Juventus, một dạng tiền vệ tổ chức và kiến tạo lùi sâu.
Từ giữa sân, Quang Hải có thể tỉa bóng ra hai cánh hoặc chọc khe cho đồng đội hay tự mình dẫn bóng đột phá và dứt điểm tùy tình huống cụ thể. Nếu Quang Hải đá cánh thì có thể tiếp cận cấm địa đối phương nhiều hơn, nhanh hơn nhưng lại không thể làm bóng được như khi đá tiền vệ trung tâm. Và nếu chỉ bó hẹp ở cánh thì dễ bị đối phương kiểm soát hơn là đá ở giữa sân.
Còn nếu Quang Hải vẫn đá ở khu vực trung tâm nhưng chơi nhô cao hơn hiện tại? Như thế cũng vẫn khó thực hiện vai trò tổ chức lối chơi và phân phối bóng hơn là đá tiền vệ trung tâm như hiện nay vì chơi nhô cao như kiểu một “số 10” thì Quang Hải dễ thu hút sự đeo bám, kèm cặp của đối thủ nên càng khó xoay trở còn đồng đội muốn kết nối với Quang Hải cũng khó khăn hơn. Chúng ta cần lưu ý rằng Quang Hải là cầu thủ có khả năng di chuyển rất linh hoạt, biết cách “ẩn mình” và chọn vị trí tốt.
Ông Park tuy để Quang Hải đá tiền vệ trung tâm nhưng vẫn cho phép Quang Hải được tự do di chuyển chứ không giới hạn không gian hoạt động của ngôi sao CLB Hà Nội. Tại sao ông Park lại muốn Quang Hải đảm đương vai trò tổ chức lối chơi và phân phối bóng? Đơn giản vì tuyển Việt Nam hiện tại không có ai làm việc đó tốt như Quang Hải và nếu không có cầu thủ phân phối bóng và tổ chức lối chơi thì Việt Nam sẽ đá kiểu gì?
Làm sao có thể đảm bảo sự kết dính và hiệu quả khi triển khai bóng lên phía trên? Công Phượng không thể tổ chức lối chơi do thiên hướng đá cá nhân, rê dắt nhiều, khả năng quan sát hạn chế. Xuân Trường chỉ có thể tổ chức lối chơi khi không bị đối thủ pressing còn nếu bị áp sát quyết liệt là “mất điện”.
Hùng Dũng, Đức Huy không phải mẫu tiền vệ tổ chức lối chơi. Văn Quyết, Văn Đức đương nhiên cũng không làm nổi việc này. Chúng ta cần một cầu thủ cầm được bóng, chuyền được bóng, quan sát nhanh, tư duy tình huống tốt và khi cần có thể tự mình đi bóng đột phá. Làm gì còn ai khác ngoài Quang Hải? Đó là lí do ông Park dùng Quang Hải đá tiền vệ trung tâm và đương nhiên là ông có lí.
Và vì bản thân Quang Hải là cầu thủ chơi tấn công thông minh và rất toàn diện nên dùng Quang Hải như hiện tại là rất chuẩn với tình hình nhân sự thực tế của tuyển Việt Nam rồi và không có lí do gì để đẩy Quang Hải lên đá cao hơn. Khi cần dâng cao, tự Quang Hải sẽ biết phải làm gì chứ thậm chí không cần ông Park ra “chỉ thị”.
HT
Đăng nhập
Họ và tên
Mật khẩu
Xác nhận mật khẩu
Mã xác nhận
Tải lại captchaĐăng ký
Xin chào, !
Bạn đã đăng nhập với email:
Đăng xuất