(TT&VH Cuối tuần) - Khi thực hiện loạt bài Di sản văn hóa Tây Nguyên, nhóm phóng viên TT&VH Cuối tuần đã về Đông Giang (trước đây gọi là huyện Hiên), một huyện vùng sâu vùng xa của tỉnh Quảng Nam, địa bàn cư trú chính của dân tộc C’tu. Ở đó, giữa rừng đại ngàn Trường Sơn, ngoài câu chuyện về Ker Tik, nghệ nhân điêu khắc của rừng xanh (xem bài trên TT&VH Cuối tuần số 16 và 17), còn có nhiều câu chuyện thú vị về nghệ thuật điêu khắc của người C’tu, trong đó đặc biệt là điêu khắc nhà mồ…
Đường vào Đông Giang, nếu chú ý, có thể thấy một nhà mồ dựng bằng gỗ nhỏ nằm lẻ loi trên triền đồi bên cạnh đường cái. Tuy chỉ nhỏ như cái lều, nhưng ngôi nhà mồ này làm bất kỳ ai cũng phải sửng sốt vì sự bề thế của phương cách cấu trúc và mật độ điêu khắc dày đặc tuyệt đẹp. Nếu như không phải trên đường nhựa, mà giữa rừng già, thì chắc người dạn dày nhất cũng phải... đứng tim vì cái màu lạnh lẽo ảm đạm của những cái đầu trâu bằng gỗ được tạc y như thật, bạc màu vì sương gió trên nóc, trên chái nhà. Cái vẻ linh thiêng làm con người phải nghiêng mình kính cẩn. Người nằm trong mồ là ai? Ai đã làm ra ngôi nhà mồ độc đáo cứ như đã đứng hàng trăm năm ở đấy? Họ vẫn còn sống hay là cũng đã đi về phía bên kia thế giới?
Nhà mồ gạch hoa - mái tôn của bố vợ chủ tịch huyện Tây Giang
Đi tìm nhà mồ trong truyền thuyết C’tu…
Chuyến đi của chúng tôi ban đầu chỉ là để tìm lại những ngôi nhà Gươl nổi tiếng của người C’tu (nhà Gươl là một công trình kiến trúc công cộng của một làng C’tu, tựa như nhà Rông ở Tây Nguyên hay ngôi đình Bắc Bộ) chứ không có ý định tìm nhà mồ. Đến khi dừng chân tại xã A Rớh để thăm nhà Gươl của ông Briu Pố, được nghe ông Pố kể mê mẩn gần một buổi tối về nhà mồ C’tu, thì mọi người nổi ý định đi tìm... nhà mồ. Theo lời ông Pố, thời trước chiến tranh chống Pháp, người C’tu làm rất nhiều nhà mồ. Nổi tiếng nhất trong số ấy là Ping Quanh Treo ở Kon K’trăng (Ping: nhà mồ. Quanh: bố. Treo: tên riêng. Nghĩa là Ngôi nhà mồ của bố anh Treo ở núi K’trăng) cách đây khoảng hơn 50 năm. Ngôi nhà mồ này rất đẹp, cơ man nào là điêu khắc, chi chít tượng lớn tượng nhỏ. Nó đẹp đến mức, theo ông Pố nói, những người già C’tu hồi đó chỉ mong nếu chết đi được an nghỉ trong ngôi nhà mồ như Ping Quanh Treo. Hỏi bây giờ những ngôi nhà mồ như thế còn không thì ông Pố lắc. Chiến tranh loạn lạc, chẳng còn thời gian nào mà làm. Làm nhà mồ thì phải làm vào thời bình, mất hàng năm mới xong. Thời binh lửa đói kém, mạng người giống như con chó con mèo, lo cho người sống chưa xong lo sao được cho người chết. Sau này khi hòa bình thì rừng cũng hết gỗ tốt, thợ giỏi...
Nhà mồ C'tu ở Đông Giang
Suốt chuyến đi, cứ hễ tạt vào ngôi nhà Gươl nào là chúng tôi lại tìm cách hỏi thăm về nhà mồ. Nhưng hầu như tất cả đều lắc đầu không biết. Họ chỉ cho chúng tôi ra xem những ngôi nhà mồ mới xây bằng gạch. Dọc đường về, chúng tôi bắt gặp một ngôi nhà mồ xây gạch hoa, mái tôn nằm ngay bên đường (đường mòn Hồ Chí Minh). Nhà mồ này có chút đặc biệt là thanh xà nóc bằng gỗ có chạm khắc hai hình ảnh: một chiếc đầu trâu bằng gỗ trên mái và một cái đầu chim Tring (chim Tring là một họa tiết quen thuộc trong điêu khắc C’tu). Ngoài ra, trên cột gạch có treo chiếc xương sọ trâu còn nguyên sừng. Hỏi thăm người qua đường mới biết rằng đó chính là mộ của bố vợ anh Briu Liếc - hiện đương là chủ tịch huyện Tây Giang. Chúng tôi nghĩ, đến mộ của bố vợ chủ tịch huyện mà điêu khắc cũng ít ỏi vậy thì chắc hết hy vọng tìm được ngôi nhà mồ truyền thống!
Chạy quanh mãi chẳng thấy, cuối cùng cái cần tìm lại ở ngay trước mắt. Trên đường về Đà Nẵng thì cả đoàn gặp mưa, phải dừng lại trú. Chợt một người chỉ tay bảo cái gì kìa! Mọi người nhìn theo thì thấy một tòa “lăng mộ gỗ” nho nhỏ xám xám thấp thoáng ngay trên triền đồi. Mặc mưa gió, tất cả chúng tôi chạy lên xem, ai cũng tấm tắc mừng rỡ vì đã tìm được ngôi nhà mồ truyền thống C’tu 100%. Đúng lúc ấy, có một đám trẻ con đi học ngang qua, hỏi thăm thì chúng bảo đó là Ping Quanh Đen (nhà mồ của bố Đen). Và thật bất ngờ nhất là, người làm ra nó khá trẻ, và ở ngay gần đấy. Tên anh ta là Briu Ngà!
(Đón xem tiếp trên TT&VH Cuối tuần số 35: Hảo hán nơi núi rừng)
Giờ đây, Novak Djokovic, 38 tuổi, chỉ còn cách danh hiệu Grand Slam thứ 25 đúng hai trận đấu, và có vẻ như anh đang nhận được sự trợ giúp từ một đồng minh không ai ngờ tới.
Nếu trong trận bán kết Wimbledon 2025, Jannik Sinner hoặc Novak Djokovic có khoảnh khắc nào đó ngước nhìn qua lưới và cảm thấy như đang soi mình trong tấm gương của thời gian, thì điều đó hoàn toàn có thể hiểu được. Như thể hình ảnh phản chiếu ấy là chính họ, chỉ khác nhau về độ tuổi và giai đoạn sự nghiệp.
CLB Trường Tươi Bình Phước vừa chính thức nói lời chia tay với HLV Huỳnh Quốc Anh, đồng thời khởi động quá trình tái thiết đội hình nhằm hướng tới mục tiêu thăng hạng ở mùa giải mới.
Hàng trăm tài liệu, hình ảnh, văn bản quý lần đầu được công bố trong trưng bày "30 năm quan hệ ngoại giao Việt Nam - Hoa Kỳ" do Trung tâm lưu trữ quốc gia III (Cục Văn thư và Lưu trữ Nhà nước, Bộ Nội vụ) tổ chức, đã khái quát bức tranh sinh động về quan hệ ngày càng phát triển giữa hai quốc gia.
giaidauscholar.com cập nhật kết quả bóng chuyền SEA V.League 2025 (giải vô địch bóng chuyền Đông Nam Á 2025) của ĐT bóng chuyền nam Việt Nam ngày 11/7.
Có những bức tranh không ồn ào, không cố gắng gây ấn tượng, nhưng vẫn khiến người ta dừng lại thật lâu. Tranh của Tuân Phạm là như thế, một thế giới dường như phẳng lặng, nhưng lưu giữ biết bao rung động.
Tại Liên hoan phim châu Á - Đà Nẵng lần thứ ba, cái tên "Trạng Quỳnh Nhí: Truyền thuyết Kim Ngưu" đã vang lên cùng Giải Đặc biệt từ Ban Giám khảo. Đằng sau thành công ấy là rất nhiều gương mặt thầm lặng, những họa sĩ diễn hoạt (animator).
Nhằm đa dạng hóa sản phẩm và kéo dài thời gian lưu trú của du khách, hướng tới mục tiêu đến năm 2025 đón khoảng 5,8 triệu lượt khách, Sa Pa (Lào Cai) đang tập trung phát triển các hoạt động du lịch đêm hấp dẫn và giàu bản sắc.
Nhân dịp kỷ niệm 30 năm Việt Nam và Mỹ bình thường hóa quan hệ song phương (11/7/1995 – 11/7/2025), cựu Đại sứ Mỹ tại Việt Nam Daniel Kritenbrink nhận định, hai nước đã trải qua một giai đoạn lịch sử phi thường, xây dựng mối quan hệ song phương đạt được những tiến triển đầy ý nghĩa và đáng tự hào.
Hôm nay (11/7), bộ phim Superman (Siêu nhân) chính thức được công chiếu tại Việt Nam. Bộ phim này không chỉ mang sứ mệnh giải cứu Metropolis mà còn mang theo kỳ vọng của đạo diễn James Gunn trong việc truyền tải thông điệp hy vọng đến một thế giới đang chìm trong sự hoài nghi và châm biếm.
Trước bối cảnh thương mại quốc tế nhiều biến động, nhu cầu tiếp cận các giải pháp tài chính linh hoạt, tiết kiệm chi phí ngày càng gia tăng đối với doanh nghiệp xuất nhập khẩu và doanh nghiệp có vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI).
Ngày 11/7, theo thông tin từ UBND thành phố Hà Nội, tính đến ngày 30/6, giải ngân vốn đầu tư công của thành phố đạt 29,7 nghìn tỷ đồng (34,1% dự toán), tăng 52,5% so với cùng kỳ, cao hơn cả nước (32,5%), khối lượng đứng đầu cả nước.
Với khoảng 2,6 triệu học sinh, hơn 3.500 cơ sở giáo dục từ mầm non đến trung học phổ thông, Thành phố Hồ Chí Minh (mới) là địa phương có quy mô giáo dục lớn nhất cả nước.
Sau 17 ngày xét xử và nghị án, sáng 11/7, Tòa án nhân dân thành phố Hà Nội đã tuyên án đối với 41 bị cáo trong vụ án xảy ra tại Công ty cổ phần Tập đoàn Phúc Sơn (Tập đoàn Phúc Sơn).
Sáng 11/7, tại Phủ Chủ tịch, Văn phòng Chủ tịch nước tổ chức họp báo công bố Lệnh của Chủ tịch nước công bố 9 Luật đã được Quốc hội khóa XV thông qua tại Kỳ họp thứ 9.
Đó là những gì Gennaro Gattuso đã nói trong chuyên đề Sportweek của nhật báo Gazzetta dello Sport, với bài viết đặc biệt dành cho anh, người được kỳ vọng giúp bóng đá Italy tránh khỏi thảm họa vắng mặt 3 World Cup liên tiếp.