Độc đáo chợ phiên Đồng Văn

03/05/2018 16:13 | Điểm đến

(Du lịch - giaidauscholar.com) - Khi hỏi về lịch sử chợ Đồng Văn, có lẽ cũng không có ai biết chợ có từ bao giờ, chỉ biết cứ vào chủ nhật hàng tuần, người dân quanh vùng lại nhộn nhịp mang các sản phẩm của gia đình tự trồng hoặc tự sản xuất đến đây trao đổi, buôn bán.

Chợ phiên là nơi trung tâm giao thương kinh tế, giao lưu trao đổi buôn bán hàng hóa lớn của đồng bào các dân tộc vùng cao như: Tày, Nùng, Hán, Mông, Hoa, Dao.. Có thể nói, nơi đây hội tụ nhiều sắc màu văn hóa mà không phải nơi nào cũng có được.

Công trình chợ Đồng Văn được xây dựng trong khoảng thời gian từ 1925 đến 1928, được xây trên một khu đất rộng nằm ngay giữa trung tâm thị trấn, là một công trình có kết cấu hình chữ U, được thiết kế theo lối kiến trúc Việt – Hoa, có sự giao thoa rất tinh tế, phù hợp với phong thủy miền cao nguyên, núi đá. Những dãy cột đá ba bốn người ôm được đục đẽo đẹp mắt, các chi tiết đều được chăm chút cẩn thận nhằm tạo nên một khu chợ bề thế, vững chãi giữa lòng chảo thung lũng đá Đồng Văn.

Chú thích ảnh

Chợ được phân chia một cách rất khoa học thành từng khu vực chuyên biệt tương ứng với từng chủng loại sản phẩm. Góc này chuyên bán bánh rán đủ các loại, bên kia lại chuyên bán rau củ, rồi khu bán dao, lưỡi cày, lưỡi cuốc, lưỡi xẻng… Ở góc khác của phiên chợ thì bán đủ thứ hàng hóa nhưng phần lớn lại là hàng Trung Quốc.

Chú thích ảnh

Chú thích ảnh

Những quả táo, quả ớt trông cực ngon mắt, những đôi ủng, đôi dép nhựa sặc sụa mùi nhựa cấp thấp hay những bộ quần áo trẻ con nhiều màu sắc nhưng mỏng tang với sợi chỉ may rối…. Giữa các con đường nhỏ trong chợ, giao dịch ngoại tệ được diễn ra khá nhộn nhịp, người bán kẻ mua tấp nập, hầu như người dân ở đây thường đổi tiền Việt sang nhân dân tệ, tỷ giá thì chắc khoảng 3,6- 3,8

Ở một góc của chợ là nơi tọa lạc của những con lợn cắp nách, những con trâu con bò của đồng bào dân tộc, chúng vẫn kêu thét inh ỏi và chạy loanh quanh tới lui, vẫn gắng sức kéo căng cái sợi dây thắt vòng ngang thân mà chẳng hề biết rằng sẽ mãi không thể thoát thân được.

Chú thích ảnh

Điều mình thích nhất ở phiên chợ là có cả chó Mông cộc- giống chó đẹp và rất quý của người bản địa mà cái giá thì vẫn chưa bao giờ là rẻ, cứ phiên chợ là người ta lại dắt vài con xuống bán, con còn nhỏ thì có người mua về nuôi, đã được vài tháng mà to to một chút thì có khi người ta mua về… đem thịt. Đặc biệt chó tại chợ phiên Đồng Văn được bán theo cân chứ không phải bán theo con như ở dưới xuôi.

Chú thích ảnh

Những lời mua trả giá, chào hỏi, nói cười bằng tiếng Mông, tiếng Kinh, tiếng Hoa và nhiều thứ tiếng dân tộc khác rộn ràng vang khắp phiên chợ tạo nên một bầu không khí cực kỳ náo nhiệt và sầm uất, không thua bất cứ một phiên chợ dưới xuôi nào.

Chú thích ảnh

Mục đích đến chợ phiên của đồng bào các dân tộc miền núi quả thật rất khác với người Kinh ở dưới xuôi. Nếu chợ dưới xuôi chỉ là nơi trao đổi, buôn bán hàng ngày thì ở nơi này, chợ còn là nơi giao lưu, gặp gỡ bạn bè, người thân và cả người yêu sau một thời gian xa cách. Vì vậy, chợ phiên đã trở thành một phần gần gũi và cũng không kém phần thiêng liêng trong đời sống, văn hóa của đồng bào nơi đây chứ không đơn thuần chỉ là một cái “chợ”.

Một nét đẹp vô cùng bình dị ở nơi đây mà bất cứ ai nào ghé thăm chợ phiên này đều nhận thấy đó là người dân đến với chợ phiên thường đi cả gia đình, những người phụ nữ trong gia đình thì mua bán trao đổi hàng hóa, bên cạnh đó thì những ông chồng ngồi bên những ly rượu ngô và những bát thắng cố ngồi tâm sự, rít thuốc lào rồi uống rượu…; trẻ em theo bố mẹ đi chơi chợ để mua quần áo đẹp rồi ăn đồ ăn ngon; thanh niên nam nữ đến chợ để giao lưu kết bạn…

Ở Đồng Văn không chỉ có chợ phiên Đồng Văn mà còn có các chợ phiên khác như:

Chợ Sủng Trái- họp thường xuyên vào các ngày Sửu (ngày con Trâu) và ngày Mùi (ngày con Dê) hằng tháng.

Chợ Lũng Phìn- Họp vào ngày Dần và ngày Thân

Chợ Phố Cáo- Họp vào ngày Thìn và ngày Tuất (thường họp từ rất sớm và kết thúc vào buổi trưa)

Chợ Xà Phìn (gần dinh họ Vương) – Họp vào ngày Tỵ và ngày Hợi

Chợ Sủng Là- Họp lùi

Chợ Ma Lé- Họp vào ngày Tý và ngày Ngọ

Chợ Lũng Cú- Họp vào ngày Mùi và ngày Sửu

Chợ Phó Bảng- Họp vào ngày Ngọ và ngày Tý

Bài & Ảnh: Thu Hương

Tin cùng chuyên mục

Khám phá thành phố Taxco - "thủ đô bạc" của Mexico

Khám phá thành phố Taxco - "thủ đô bạc" của Mexico

Giữa những dãy núi trùng điệp của bang Guerrero (Mexico), có một thành phố nhỏ nhưng đầy mê hoặc là Taxco. Với lối kiến trúc thuộc địa Tây Ban Nha, nghề thủ công bạc truyền thống và không khí yên bình, Taxco được ví như "thủ đô bạc" của Mexico.

Sa Pa tập trung phát triển các sản phẩm du lịch đêm

Sa Pa tập trung phát triển các sản phẩm du lịch đêm

Nhằm đa dạng hóa sản phẩm và kéo dài thời gian lưu trú của du khách, hướng tới mục tiêu đến năm 2025 đón khoảng 5,8 triệu lượt khách, Sa Pa (Lào Cai) đang tập trung phát triển các hoạt động du lịch đêm hấp dẫn và giàu bản sắc.

Đà Nẵng phát triển chợ truyền thống thành điểm đến du lịch

Đà Nẵng phát triển chợ truyền thống thành điểm đến du lịch

Thành phố Đà Nẵng đã và đang phát triển một số chợ truyền thống thành điểm đến du lịch nổi tiếng, thu hút hàng ngìn lượt du khách mỗi ngày như chợ Hàn, chợ Cồn …

Thăm Bảo tàng Điêu khắc Chăm Đà Nẵng

Thăm Bảo tàng Điêu khắc Chăm Đà Nẵng

Bảo tàng Điêu khắc Chăm Đà Nẵng là nơi lưu giữ các hiện vật văn hóa Chăm Pa lớn nhất cả nước. Hiện Bảo tàng đang lưu giữ 12 bảo vật quốc gia như: Tượng Shiva, Tara, đài thờ Trà Kiệu, phù điêu Uma… và trở thành điểm đến thu hút du khách trong và ngoài nước khi tới Đà Nẵng.

Vẻ đẹp hoang sơ, yên bình của vịnh Vĩnh Hy

Vẻ đẹp hoang sơ, yên bình của vịnh Vĩnh Hy

Nằm ở phía Nam của tỉnh Khánh Hòa, vịnh Vĩnh Hy thuộc Vườn Quốc gia núi Chúa (Khu dự trữ sinh quyển thế giới Núi Chúa, xã Vĩnh Hải) đang trở thành một điểm đến thu hút đông đảo du khách trong và ngoài nước trong mùa hè này.

Góc nhìn 365: Phát triển từ di sản địa chất

Góc nhìn 365: Phát triển từ di sản địa chất

Một thông tin đáng chú ý trong đời sống di sản: Tháng trước, đoàn chuyên gia của UNESCO đã hoàn thành chuyến khảo sát và đánh giá thực địa tại Công viên địa chất Non nước Cao Bằng (tỉnh Cao Bằng).

Khám phá Brazil: Những điểm đến không thể bỏ qua

Khám phá Brazil: Những điểm đến không thể bỏ qua

Brazil, quốc gia lớn nhất Nam Mỹ, không chỉ nổi tiếng với lễ hội Carnival sôi động hay những bãi biển tuyệt đẹp mà còn là một kho tàng văn hóa, thiên nhiên và lịch sử.

Đảo Musambwa – Biểu tượng của sự hài hòa giữa con người và thiên nhiên ở châu Phi

Đảo Musambwa – Biểu tượng của sự hài hòa giữa con người và thiên nhiên ở châu Phi

Musambwa - hay còn gọi là "đảo Hồn ma" - là một hòn đảo nhỏ chỉ rộng khoảng 5 mẫu Anh (2,02 ha) trên hồ Victoria của Uganda, hồ nước ngọt lớn nhất châu Phi.

Tin mới nhất

Peru mở cửa thành cổ gần 4.000 năm tuổi

Peru mở cửa thành cổ gần 4.000 năm tuổi

Ngày 12/7, trong tiếng kèn vỏ ốc xà cừ, Penico - một thành cổ 3.800 năm tuổi của nền văn minh Caral, một trong những nền văn minh lâu đời nhất thế giới tại Peru - đã chính thức mở cửa đón khách tham quan sau 8 năm nghiên cứu và trùng tu.

Hà Nội tăng tốc kích cầu du lịch: Mùa vàng bứt phá

Hà Nội tăng tốc kích cầu du lịch: Mùa vàng bứt phá

Trong nửa đầu năm 2025, Hà Nội đã đón khoảng 15,56 triệu lượt khách du lịch, tăng 11,8% so với cùng kỳ năm trước.

Tranh đá 7.000 năm tuổi của Hàn Quốc được công nhận là Di sản Thế giới

Tranh đá 7.000 năm tuổi của Hàn Quốc được công nhận là Di sản Thế giới

Hai bức tranh khắc trên đá thời tiền sử có niên đại 7.000 năm ở mũi Đông Nam của Hàn Quốc đã được Tổ chức Giáo dục, Khoa học và Văn hóa của Liên hợp quốc (UNESCO) công nhận là Di sản Thế giới, vì những hình ảnh mô tả sống động về sinh vật biển và được cho là bức tranh miêu tả hoạt động săn cá voi lâu đời nhất thế giới.

Di sản Văn hóa Thế giới Yên Tử - Vĩnh Nghiêm, Côn Sơn, Kiếp Bạc

Di sản Văn hóa Thế giới Yên Tử - Vĩnh Nghiêm, Côn Sơn, Kiếp Bạc

Quần thể di tích và danh thắng Yên Tử - Vĩnh Nghiêm, Côn Sơn, Kiếp Bạc được công nhận là Di sản Văn hóa Thế giới. Đây là Di sản thế giới thứ 9 ở Việt Nam được UNESCO công nhận và là Di sản thế giới liên tỉnh thứ 2 ở Việt Nam, cùng với Di sản thế giới Vịnh Hạ Long - Quần đảo Cát Bà.

Công nghệ AI định hình kỷ nguyên mới của ngành du lịch xứ Kim Chi

Công nghệ AI định hình kỷ nguyên mới của ngành du lịch xứ Kim Chi

Ngành du lịch Hàn Quốc đang bước vào một kỷ nguyên mới với việc bổ nhiệm ông Choi Hwi Young - chuyên gia du lịch tư nhân đầu tiên - vào vị trí Bộ trưởng Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch.

Du lịch đêm Hà Nội: Thỏi nam châm hút khách, định vị du lịch Thủ đô

Du lịch đêm Hà Nội: Thỏi nam châm hút khách, định vị du lịch Thủ đô

Thủ đô ngàn năm văn hiến không chỉ quyến rũ du khách bởi vẻ đẹp cổ kính vào ban ngày, mà còn đang bừng sáng một sức sống mới khi màn đêm buông xuống.

Thành phố Hồ Chí Minh: Làm mới sản phẩm du lịch truyền thống, đẩy mạnh liên kết địa phương

Thành phố Hồ Chí Minh: Làm mới sản phẩm du lịch truyền thống, đẩy mạnh liên kết địa phương

Song song với phát huy những giá trị hiện có, ngành du lịch Thành phố Hồ Chí Minh đang thúc đẩy đa dạng chương trình, làm mới sản phẩm truyền thống bằng cách gắn với nguồn tài nguyên mới sau hợp nhất các địa phương và cơ chế vận hành chính quyền 2 cấp.

Số hóa để quảng bá giá trị di tích lịch sử đến du khách

Số hóa để quảng bá giá trị di tích lịch sử đến du khách

Hải Phòng là địa phương có nhiều di tích lịch sử đặc biệt. Để giới thiệu giá trị đặc sắc của những di tích này đến với du khách, ngành Văn hóa, Thể thao và Du lịch thành phố đã có thêm những hình thức quảng bá mới, trong đó có ứng dụng công nghệ số.

Khám phá thành phố Taxco - "thủ đô bạc" của Mexico

Khám phá thành phố Taxco - "thủ đô bạc" của Mexico

Giữa những dãy núi trùng điệp của bang Guerrero (Mexico), có một thành phố nhỏ nhưng đầy mê hoặc là Taxco. Với lối kiến trúc thuộc địa Tây Ban Nha, nghề thủ công bạc truyền thống và không khí yên bình, Taxco được ví như "thủ đô bạc" của Mexico.

Hồi sinh ngành dệt lụa, tơ tằm B’Lao

Hồi sinh ngành dệt lụa, tơ tằm B’Lao

Giữa những guồng quay công nghiệp hiện đại, người thợ dệt tại Bảo Lộc (Lâm Đồng) vẫn kiên trì bên khung cửi, se từng sợi tơ, giữ lại nét tinh hoa của nghề truyền thống.