04/09/2016 11:58 GMT+7 | Văn hoá
(giaidauscholar.com) - Tác phẩm định hình cho thể loại tiên hiệp có lẽ là Thục Sơn kiếm hiệp của Hoàn Châu Lâu Chủ hồi đầu thế kỷ 20 - một dạng của thể loại lớn hơn là võ hiệp. Riêng tiểu thuyết Tru Tiên thì theo kiểu tiên hiệp kết hợp với ngôn tình. Nó chỉ liên quan đến tiểu loại đam mỹ trên phim, chứ trong truyện yếu tố đam mỹ không gây nhiều chú ý.
Dịch giả Cổ Mộ |
Sâu xa nhất về sự ra đời của võ hiệp, một thể loại đặc thù phát triển mạnh ở Trung Quốc, theo tôi nó thể hiện khát vọng công bằng, mà cuộc sống không thể đem lại cho họ. Vì vậy, họ đành gửi gắm vào những anh hùng, liệt nữ trong lịch sử, trong hư cấu; đặc biệt là hư cấu. Tinh thần này cũng tương tự như thể loại cổ tích ngày xưa. Võ hiệp là thể loại kế thừa và phát triển tinh thần ấy của cổ tích, nên nó còn tên gọi là “truyện cổ tích dành cho người lớn”. Tiên hiệp cũng thuộc loại như thế.
Một trong những lý do cơ bản mà con người tìm đến với văn học, dù biết văn học là sản phẩm của hư cấu, là bởi nó giúp người ta “siêu việt” (vượt lên) thế giới thực tại với nhiều bất mãn, tìm thấy sự tự do trong suy nghĩ. Cho nên, xét ở phương diện tích cực, cái ảo cũng có ý nghĩa quan trọng, nó giúp con người tồn tại.
Tiên hiệp cũng như thể loại ngôn tình, nó sở dĩ phát triển mạnh, ở Việt Nam được hoan nghênh nhiệt liệt, vì xưa nay ít nhà văn quan tâm, đánh đúng tâm lý lẫn nhu cầu, sở thích của tuổi 18 - 30, là độ tuổi “thanh niên”, đối tượng, độc giả chính của ngôn tình. Truyện của Nguyễn Nhật Ánh chẳng hạn, nó chỉ phù hợp cho học sinh phổ thông, sau đó thì không hợp nữa. Nên khi ngôn tình (mà người sáng tác chủ yếu cũng thuộc thế hệ 7X - 8X) xuất hiện, liền được nhiều người đón đọc.
Như Hà (ghi)
Thể thao & Văn hóa Cuối tuần
Đăng nhập
Họ và tên
Mật khẩu
Xác nhận mật khẩu
Mã xác nhận
Tải lại captchaĐăng ký
Xin chào, !
Bạn đã đăng nhập với email:
Đăng xuất