24/01/2013 07:31 GMT+7
(giaidauscholar.com) - 1. Bây giờ, đứa trẻ con cũng biết chương trình gì đang “nóng” nhất trên truyền hình, khi những gameshow, chương trình truyền hình thực tế đang làm mưa làm gió trong những giờ vàng trên sóng.
17 năm trước, sự xuất hiện của SV 96 đã làm dấy lên một cơn bão trên tivi. Với chương trình thuần Việt này, khán giả bắt đầu biết đến khái niệm gameshow.
“Rằng hay thì thật là hay” nhưng không phải ai cũng có tiềm lực để sản xuất loại “truyền hình nhà giàu” này. Nó đòi hỏi phải có nhiều tiền, đạo diễn giỏi, ê-kíp làm việc chuyên nghiệp, có đủ thiết bị kỹ thuật và đầu tiên phải là có kịch bản cho gameshow thật sự hấp dẫn.Thực tế, chúng ta có hàng vạn giáo sư, tiến sĩ nhưng lại hiếm hoi các công trình khoa học mang tính ứng dụng. Trong truyền hình thực tế, chúng ta lại càng nghèo nàn chất xám, không đủ ý tưởng để viết những kịch bản gameshow hay. Việc mua bản quyền các chương trình giải trí nước ngoài là lựa chọn tất yếu.
Những The Voice, Vietnam Got Talent, Vietnam idol, Bước nhảy hoàn vũ, Cặp đôi hoàn hảo, Ai là triệu phú, Hãy chọn giá đúng… là kết quả của sự mua bán đó.
“Nhập khẩu” những chương trình hấp dẫn, cũng tựa như mua hàng hiệu, đương nhiên phải giá cao. Bài toán kinh doanh đặt ra, nhà sản xuất phải tìm mọi cách để kéo lại vốn và thu lợi nhuận, và như thế, càng ngày gameshow và các chương trình giải trí càng gắn với scandal như hình với bóng.Thôi thì muôn hình vạn trạng kiểu scandal, lúc như vô tình, lúc mập mờ như cố ý, khi thì thí sinh lỡ mồm, khi thì ban giám khảo sở hở, thiên vị. Cũng có khi BGK dính “nghi án” quan hệ với thí sinh.
Sau đó, người thanh minh, người đính chính, có người lên sóng trực tiếp để “nhả” ra những giọt nước mắt. Rồi khán giả bình luận, báo chí đưa tin, loạn cả lên. Thế là chương trình có dư luận, quảng cáo ngày càng tăng, với nhà sản xuất như vậy là thành công. Có khi, họ chủ động tạo ra những scandal như thế.2. Những chiêu trò của truyền hình thực tế tựa như “báo lá cải”, người ta càng phê phán nó càng sống khỏe. Theo tôi, cũng tựa như độc giả “báo lá cải” mà có người từng thống kê, thái độ của công chúng với gameshow có 3 dạng.
Thứ nhất là những người không quan tâm và không thường xuyên theo dõi xem Gameshow truyền hình có gì. Đáng tiếc, loại này ít. Thứ hai là những người thường xuyên xem Gameshow, vừa xem vừa chê. Và họ sẽ tiếp tục xem để tiếp tục chê. Đây là dạng khá đông đảo.Thứ ba là những người say mê truyền hình thực tế và họ cảm thấy không có gì để phải phàn nàn về các chương trình ấy. Kể cả khi lượng quảng cáo lớn hơn nội dung, kể cả vô số scandal lố bịch. Gameshow là cho đại chúng mà.
Nhập khẩu chương trình truyền hình thực tế chính là nhập khẩu văn hóa. Xưa nay, chúng ta vẫn nhập khẩu, khi mà những hình tượng văn hóa như Che Guevara, John Lennon, Steve Jobs, Pavel Corsaghin ... đã là những hình tượng đẹp trong đời sống của nhiều thế hệ.Nhưng bây giờ, trong cuộc chơi “xuất nhập” văn hóa này, dường như chúng ta đang... “nhập siêu” quá nhiều, nhất là có vẻ chúng ta nhập siêu cả những chiêu trò hay những thứ xa xỉ hoặc rác thải. Nó làm cho sự “lạm phát văn hóa” tăng lên. Bên cạnh sự lạm phát kinh tế. Thật đáng buồn.
Nhập gameshow nhưng xin đừng nhập chiêu trò.Nguyễn Gia
Thể thao & Văn hóa
Đăng nhập
Họ và tên
Mật khẩu
Xác nhận mật khẩu
Mã xác nhận
Tải lại captchaĐăng ký
Xin chào, !
Bạn đã đăng nhập với email:
Đăng xuất