EU gia hạn chứng chỉ Covid-19

05/02/2022 07:30 GMT+7 | Tin tức 24h

(giaidauscholar.com) - Theo phóng viên TTXVN tại Brussels, Ủy ban châu Âu (EC) cho biết hiện đang đề xuất gia hạn một năm quy định về chứng chỉ kỹ thuật số của Liên minh châu Âu (EU) về Covid-19 để công cụ chung này vẫn có thể được sử dụng cho đến tháng 6/2023.

27 nước châu Âu thống nhất cấp Thẻ xanh Covid-19

27 nước châu Âu thống nhất cấp Thẻ xanh Covid-19

Giờ đây, 500 triệu người tại 27 quốc gia đi lại tự do xuyên biên giới nhờ dùng chung một ứng dụng thẻ xanh Covid-19 nhất quán.

Do đó, EU vẫn có kế hoạch sử dụng giấy chứng nhận an toàn với coronavirus trong một thời gian. Đề xuất gia hạn này của EC vẫn cần nhận được sự đồng thuật của Nghị viện châu Âu (EP) và các quốc gia thành viên.

Ngoài ra, EC cũng đề xuất điều chỉnh một chút về văn bản. Một trong những biện pháp thích ứng là mở rộng phạm vi các xét nghiệm sàng lọc được  chấp nhận, bao gồm cả các xét nghiệm kháng nguyên của các hãng dược phẩm chất lượng cao.

Hiện tại, chỉ các xét nghiệm khuếch đại axit nucleic (chẳng hạn như xét nghiệm PCR) được công nhận là hợp lệ ở mọi nơi, thông qua chứng chỉ kỹ thuật số COVID. Các quốc gia thành viên có thể chọn việc chấp nhận hay không một số xét nghiệm kháng nguyên nhanh như là bằng chứng hợp lệ về sự an toàn của chủ thể.

chứng chỉ Covid, thẻ xanh Covid, sống chung an toàn với Covid
Chứng chỉ kỹ thuật số về Covid-19 của EU

Chứng chỉ kỹ thuật số về Covid-19 của EU đã được giới thiệu vào mùa Xuân năm 2021 để tạo điều kiện thuận lợi và hài hòa cho việc nối lại các chuyến du lịch khắp EU. Mã QR, được in trên giấy hoặc được tải về điện thoại thông minh, cung cấp thông tin về tình trạng tiêm chủng của một người, kết quả của xét nghiệm sàng lọc gần đây hoặc sự phục hồi của họ sau khi nhiễm coronavirus. Nguyên tắc của nó là cung cấp thông tin có thể đọc được và được công nhận ở mọi nơi trong EU, các ứng dụng quốc gia khác nhau được kết nối với nhau.

Trong khi EU phát triển các quy tắc để xác định những gì chứng chỉ có thể chứng minh, và cách nó nên được sử dụng cho việc đi lại giữa các quốc gia thành viên, EU không can thiệp vào việc sử dụng nội bộ, chẳng hạn nhiều quốc gia châu Âu coi chứng nhận COVID như điều kiện để vào nhà hàng.

    Hương Giang/TTXVN

Cùng chuyên mục
Xem theo ngày
Đọc thêm