10/03/2021 20:33 GMT+7 | Trong nước
(giaidauscholar.com) - Ngày 10/3, Facebook đã ra mắt phiên bản rút gọn của ứng dụng Instagram tại 170 quốc gia, qua đó giúp người dùng có đường truyền Internet kém vẫn có thể tiếp cận hình ảnh và video được chia sẻ trên nền tảng này.
Cụ thể, Instagram Lite có thể được cài đặt trên các điện thoại chạy hệ điều hành Android và cần băng thông thấp hơn so với phiên bản bình thường. Ứng dụng này chỉ tốn 2 megabyte (MB) dung lượng, thay vì 30 MB như bản bình thường và có thể chạy trên cả mạng 2G, cho phép các khách hàng hàng tại Ấn Độ, châu Phi, châu Á và Mỹ Latinh vẫn có thể tiếp cận dịch vụ dù hạ tầng Internet cũ.
Giám đốc quản lý sản phẩm của Facebook tại Tel Aviv (Israel), Tzach Hadar đánh giá đây là những thị trường có nhu cầu cao nhất. Do Instagram Lite tốn ít dữ liệu hơn, nên những người sử dụng gói dữ liệu thấp sẽ không bị tiêu hao nhiều dữ liệu trong quá trình dùng dịch vụ. Mục tiêu của Facebook là giúp người dùng có trải nghiệm y hệt như dùng phiên bản Instagram thông thường. Giám đốc Hadar nhấn mạnh con số 170 quốc gia không phải là đại diện cho toàn cầu nhưng sẽ là một bước đi lớn giúp sản phẩm Instagram Lite có mặt tại nhiều nước.
Ngoài tính năng TV (cho phép đăng tải video dài hơn 60 giây) và Reels (về sáng tạo và chia sẻ các video ngắn), Instagram Lite vẫn giữ nguyên phần lớn các tính năng của phiên bản Instagram thường. Trước đó, Facebook cũng đã triển khai phiên bản rút gọn Facebook Lite trên toàn cầu được 5 năm.
Ngoài các phiên bản ứng dụng gọn nhẹ, Facebook tại Tel Aviv còn phát triển dịch vụ Express WiFi để đưa Internet tới khoảng 20 quốc gia tại châu Phi, châu Á, và Nam Mỹ. Ông Hadar cho biết nhóm nghiên cứu của ông hiện đang phát triển cả ví điện tử cho Facebook. Sáng kiến này được đưa ra trong bối cảnh ước tính trên thế giới có gần 2 tỷ người không hoặc bị hạn chế tiếp cận các dịch vụ tài chính, ngân hàng. Những người di cư phải chi hàng chục tỷ USD cho các khoản phí gửi tiền về cho gia đình. Ngoài ra, nhóm còn đang nghiên cứu sáng kiến Facebook Shops giúp cho các doanh nghiệp nhỏ bán sản phẩm trực tuyến.
Trung tâm Nghiên cứu và phát triển của Facebook đã đi vào hoạt động năm 2013 sau khi Facebook mua lại nhà sản xuất ứng dụng di động Onavo của Israel với giá 150-200 triệu USD.
Đặng Ánh TTXVN
Đăng nhập
Họ và tên
Mật khẩu
Xác nhận mật khẩu
Mã xác nhận
Tải lại captchaĐăng ký
Xin chào, !
Bạn đã đăng nhập với email:
Đăng xuất