Tình hình chấn thương của BaleMới đây tờ
Marca vừa trích một câu nói đáng chú ý: "Tôi không phải là bác sĩ và kể cả nếu tôi có ở địa vị đó, tôi không thể kiểm tra được liệu Gareth Bale có bị chứng thoát vị đĩa đệm hay không". Dù câu chuyện của tờ
Marca có phải là sự thêu dệt hay không, cũng không phủ nhận Bale rất thường xuyên dính chấn thương. Rất nhiều cổ động viên Real Madrid đang tự hỏi liệu có bí mật nào đằng sau thương vụ được cho là kỷ lục chuyển nhượng mới của thế giới hay không. Theo một số tờ báo, dù không chắc có phải chủ tịch Florentino Perez đang vung tiền vào một cầu thủ mà mình không cần đến hay không, ông đang phớt lờ những lời khuyên về y tế.
Tuy vậy, lịch sử quá trình thi đấu của Bale lại cho thấy anh không phải là một "bệnh nhân người Anh" tiếp theo ở Real. Đúng là anh đã từng trải qua không ít chấn thương dài hạn trong sự nghiệp thi đấu. Nhưng trong 3 mùa bóng khoác áo Tottenham tại Premier League, giải đấu đòi hỏi rất cao vấn đề thể lực, anh đã ra sân tới 87% số trận đấu của Tottenham. Nếu loại trừ việc vắng mặt vì treo giò hay chính sách xoay vòng của các HLV, thì đây là một tỷ lệ rất lý tưởng.
Điều cần thiết mà Real Madrid có thể làm lúc này là đưa ra một hành động pháp lý, chẳng hạn công bố lý lịch y tế của Bale, nếu cầu thủ này đồng ý. Điều này sẽ giúp những nghi ngờ xung quanh tiền vệ người xứ Wales sớm được xua tan. Những nghi ngờ đó sẽ chưa hề chấm dứt chừng nào Bale chưa thật sự ra sân.
Theo tin từ Real Madrid, Bale có thể bắt đầu trở lại từ trận Kinh Điển ngày 26/10 tới. Đó chắc chắn là thời điểm tuyệt vời cho một sự tái xuất.
Bình luận của WilshereViệc đưa ra câu nói "Chỉ có người Anh mới được chơi ở ĐT Anh" của tiền vệ Jack Wilshere khiến anh trở thành tâm điểm của báo giới.
Thật ra, Wilshere không hẳn đã nói bạn buộc phải sinh ra ở Anh. Anh ta chỉ nói bạn phải là người Anh. Những trường hợp cầu thủ hay VĐV sinh ra ở nước ngoài và sau đó đại diện cho Anh mà chỉ trích Wilshere hướng tới đó là một sự ngu ngốc. Hãy lấy ví dụ, Wilfred Zaha hay Raheem Sterling đều sinh ra ở các quốc gia khác. Nhưng họ đến với nước Anh khi chỉ mới 4 và 5 tuổi. Họ trở thành người Anh không chỉ bởi thành tích chơi bóng, mà còn vì họ nhập cư ở xứ sương mù khi còn trẻ và đã được thừa nhận là công dân nước Anh.
Nếu có một lời chỉ trích nào dành cho Wilshere, thì đó là việc cầu thủ này đáng ra không nên đưa ra suy nghĩ về Adnan Januzaj, trong thời điểm Liên đoàn bóng đá Anh (FA) đang cân nhắc việc nhập tịch cho cầu thủ nước ngoài. Nhưng dẫu sao, trong thời điểm FA tiến hành đẩy mạnh các tài năng trẻ bản địa, hạn chế việc Premier League đón nhận ồ ạt cầu thủ nước ngoài, thì việc nhập tịch cho một người đến 5 năm nữa mới khoác áo ĐT Anh như Januzaj quả là đáng buồn.
Balotelli thêm một lần dính vào rắc rốiMario Balotelli rõ ràng đủ nhận thức trước những vấn đề của bản thân. Đã có những thời điểm anh là một người ngu ngốc, trẻ con và chưa trưởng thành.
Sáng Chủ Nhật vừa qua, một tờ báo của Italy gợi ý rằng bởi Balotelli chuẩn bị bước vào trận đấu của ĐT Italy với Armenia diễn ra đêm nay, anh sẽ là biểu tượng cho cuộc chiến chống lại tội phạm có tổ chức.
Đáp lại, Balotelli viết trên trang Twitter của mình, cùng với một tấm ảnh, như sau: "Đó là những gì các bạn nói! Tôi đến Napoli vì bóng đá và mọi người cần phải chơi bóng ở nơi mình muốn".
Ẩn ý đằng sau là việc Balotelli từng đến Napoli vài năm trước để nhận giải thưởng và xem phim với những người bạn trong một tổ chức tội phạm. Balotelli chưa từng sống ở Napoli bao giờ. Anh ta chẳng liên quan gì đến tội phạm có tổ chức. Nên anh không cần phải là biểu tượng cho thứ mà mình không cần.
Thế nên, hãy đánh giá Balotelli trên sân cỏ, thay vì những gì anh ta làm bên ngoài.
Hùng Đức