(TT&VH) - Tối qua 29/8, Lễ chào mừng GS Ngô Bảo Châu đoạt giải thưởng Fields đã được tổ chức tại Trung tâm hội nghị quốc gia. Gần 4.000 người đã tham dự buổi lễ, cùng hàng triệu người dân theo dõi qua truyền hình trực tiếp. GS Ngô Bảo Châu đã không giấu nổi niềm xúc động: “Tôi thực sự cảm động khi niềm vui, niềm tự hào của giải thưởng Fields đã được chia sẻ với đồng bào trên khắp cả nước. Bắt gặp sự hân hoan, niềm tự hào trong mắt các bạn học sinh, sinh viên hôm nay, làm sự hân hoan tự hào của cá nhân tôi được nhân lên nhiều lần”.
Thế hệ trẻ Việt Nam cần tự tin dấn thân vào khoa học
Phát biểu tại buổi lễ, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng khẳng định: “GS Ngô Bảo Châu người con ưu tú đầu tiên của dân tộc Việt Nam đã vinh dự nhận huy chương Fields, giải thưởng toán học cao quý nhất của thế giới, đưa Việt Nam ta trở thành quốc gia thứ 2 của châu Á có nhà toán học được nhận giải thưởng rất danh giá này. GS Ngô Bảo Châu cũng là người đầu tiên từ các nước đang phát triển có được vinh dự to lớn này. Sự kiện này càng nhân thêm niềm vui của đất nước ta, nhân dân ta khi toàn Đảng, toàn dân ta đang vui mừng kỷ niệm 65 năm Cách mạng tháng Tám thành công và Quốc khánh 2/9, hướng tới đại lễ kỷ niệm 1.000 năm Thăng Long - Hà Nội”.
Thủ tướng nêu rõ: Được sinh ra và dưỡng dục trong gia đình có truyền thống khoa học, được học tập rèn luyện trong một môi trường giáo dục phổ thông tốt của Việt Nam, cùng với trí tuệ tài năng và ý thức không ngừng phấn đấu vươn lên, ngay từ khi học phổ thông, Ngô Bảo Châu đã luôn là học sinh giỏi xuất sắc, đã 2 lần giành HCV tại kỳ thi Olympic Toán Quốc tế, bước vào đại học, Ngô Bảo Châu là hạt giống ưu tú của giáo dục Việt Nam đã được gieo vào những mảnh đất tốt nhất của giáo dục thế giới, hạt giống đó tiếp tục được nuôi dưỡng, phát huy, đơm hoa kết trái với nhiều thành tích đáng khâm phục.
Thủ tướng bày tỏ lời cảm ơn chân thành đến gia đình GS Ngô Bảo Châu, đến các thầy cô giáo, những người đã vượt qua muôn ngàn khó khăn gian khổ cống hiến cả cuộc đời cho sự nghiệp giáo dục Việt Nam, khơi dậy niềm đam mê khoa học, hứng thú học tập, rèn luyện nhân cách phát triển tài năng cho các thế hệ trẻ, thế hệ học trò trong đó có GS Ngô Bảo Châu.
Thủ tướng rất xúc động khi được biết là trước lễ chào mừng, GS Ngô Bảo Châu cùng gia đình đã đến viếng, thắp hương tưởng niệm Chủ tịch Hồ Chí Minh.
Thủ tướng mong thế hệ trẻ Việt Nam noi gương GS Ngô Bảo Châu tự tin dấn thân vào khoa học, dũng cảm bền bỉ đương đầu với những thách thức khó khăn để học tập, nghiên cứu, sáng tạo với kết quả cao nhất. Chính phủ sẽ tạo điều kiện ngày càng thuận lợi cho thế hệ trẻ, các nhà khoa học phát huy tài năng trí tuệ của mình vươn tới những đỉnh cao mới của khoa học.
“Thiệt thòi hơn về cái ăn, nhưng về học tập thì chưa chắc”
GS Ngô Bảo Châu không giấu niềm xúc động: “Bắt gặp sự hân hoan, niềm tự hào trong mắt các bạn học sinh, sinh viên trong buổi lễ hôm nay, làm sự hân hoan tự hào của cá nhân tôi được nhân lên nhiều lần.
Lần đầu tiên giải thưởng Fields được trao cho một nhà toán học xuất thân từ một nước đang phát triển. Sự kiện này có thể tạo tiền đề cho một sự thay đổi lớn về chất cho toán học Việt Nam nói riêng và công tác nghiên cứu khoa học nói chung. Ít nhất đấy là cái mà cá nhân tôi và rất nhiều nhà khoa học, nhà quản lý khoa học có tâm huyết đang rất hy vọng.
Nhưng trước khi nói về tương lai, tôi nghĩ chúng ta nên điểm lại quá khứ để tìm hiểu xem cái gì là nguyên nhân, những nhân tố tích cực nào đã đưa đến thành công ngày hôm nay.
Tôi xin tâm sự vài điều, tôi sinh ra trong chiến tranh chống Mỹ và lớn lên trong hoàn cảnh kinh tế khó khăn của thời hậu chiến. Tuy không ai thích thú với chuyện “ôn nghèo kể khổ” nhưng chúng ta không thể không nhớ lại những yếu tố đã tạo thành con người chúng ta cả về thể xác lẫn tinh thần. Ngay khi còn bé, tôi đã hiểu rằng bố mẹ đã nhịn ăn, nhịn mặc để nuôi tôi khôn lớn. Gần 20 năm trở lại đây, tôi sinh sống ở nước ngoài, rất lâu ở Pháp và gần đây ở Mỹ, tiếp xúc với cuộc sống của người nước ngoài tôi có hiểu ra một điều rằng, tuổi thơ của tôi và các bạn cùng lứa của tôi có thể thiệt thòi hơn về cái ăn cái chơi nhưng về học tập thì chưa chắc.
Sinh ra trong một gia đình trí thức có truyền thống, việc học hành của tôi luôn là ưu tiên số một của bố mẹ, có lẽ vì bố mẹ đều là nhà khoa học nên niềm đam mê khoa học và giá trị tuyệt đối của tri thức đã ngấm vào máu tôi lúc nào không biết.
Thủ tướng chụp ảnh lưu niệm với gia đình GS Ngô Bảo Châu
Điều kiện thuận lợi đặc biệt nữa cần kể đến là tuổi học trò của tôi đã được cộng đồng toán học Việt Nam nuôi dưỡng. Tôi hiểu cộng đồng toán học theo nghĩa rộng, từ thầy Tôn Thân, giáo viên chuyên toán trường Trưng Vương, đến thầy cô khối chuyên toán A0, trường ĐHTH Hà Nội, cho đến nhiều nhà toán học trẻ thời đó đã dạy tôi với tất cả tâm sức của mình, hoàn toàn vô tư trong hoàn cảnh kinh tế vô cùng khó khăn lúc ấy.
Tôi chỉ xin lấy một ví dụ, như thầy Phạm Hùng, hồi chuyên toán, tôi đến học thầy trong căn phòng 8m2 lúc nào cũng nghi ngút khói thuốc Bắc vì thầy hay đau ốm nhưng thù lao duy nhất mà thầy Hùng nhận của bố mẹ tôi đôi khi là cân đường, đôi khi là một vỉ thuốc bổ.
Trong cộng đồng toán học Việt Nam, việc người đi trước nắm tay người đi sau là một chuyện hết sức tự nhiên. Gần đây do có dịp cọ xát với một số ngành khoa học khác tôi mới chợt hiểu ra rằng, tinh thần yêu thương đoàn kết trong cộng đồng khoa học Việt Nam là một cái rất hiếm hoi và đáng quý”.
Nhiệm vụ của nhà khoa học không chỉ đơn thuần là chuyên môn…
GS Ngô Bảo Châu nói tiếp: “Cái may mắn đặc biệt tiếp theo là được Chính phủ Pháp cấp học bổng để sang Pháp học đại học. Là một sinh viên người nước ngoài nhưng trong suốt quá trình học tập chưa một lần nào tôi cảm thấy mình bị kém ưu tiên so với sinh viên Pháp, ngược lại chính GS trưởng khoa Toán trường Sư Phạm Paris nơi tôi học đã khuyên tôi đi làm việc với giáo sư Laumon, lúc đó là một trong những nhà toán học Pháp xuất sắc nhất, và thuyết phục ông Laumon nhận tôi làm học trò. Ông Laumon là người đã giúp tôi từ một cậu sinh viên thích học toán trở thành một nhà toán học chuyên nghiệp. Ông là người thầy tuyệt vời, trong số 6, 7 người học trò của ông thì đến nay đã có 2 giải thưởng Fields và gần đây nhất cô học trò trẻ nhất của ông đã được phong giáo sư trường Harvard khi chưa đầy 30 tuổi. Trưởng thành dưới dự dìu dắt của ông Laumon có tôi, anh Laurent Lafforgue, người đoạt giải thưởng Fields năm 2002 và có rất nhiều nhà khoa học trẻ xuất sắc khác.
Ôn lại thời gian này tôi hiểu được sức mạnh tầm quan trọng của nhóm nghiên cứu khoa học, kết hợp các nhà khoa học có tên tuổi với các sinh viên nghiên cứu sinh tràn trề niềm hăng say khoa học. Tôi thực sự hạnh phúc khi giải thưởng Fields tuy trao cho cá nhân tôi nhưng cũng đem lại vinh dự xứng đáng cho cộng đồng khoa học Pháp cũng như cộng đồng khoa học Việt Nam.
Từ hơn 3 năm nay, tôi có may mắn hiếm hoi được làm ở Viện Nghiên cứu cơ bản cao cấp ở Princeton, viện được thành lập từ những năm 30 - là nơi Albert Einstein đã làm việc hơn 40 năm và hầu hết các nhà toán học trẻ trên thế giới đều làm việc tại đây từ 1 đến 2 năm. Ngoài nguồn kinh phí rất lớn được hỗ trợ từ Chính phủ Mỹ cũng như các tổ chức tư nhân, cách tổ chức công việc của Viện Princeton cũng rất đáng để chúng ta học tập. Sau 5 năm, một khoảng thời gian không lớn, Viện đã trở thành một lá cờ đầu của toán học, vật lý lý thuyết và đóng vai trò rất lớn cho việc hình thành trường phái toán học Mỹ. Và hiện tại vẫn đóng vai trò số một không phải bàn cãi. Nếu không có thời gian làm việc ở Princeton rất có thể “Bổ đề cơ bản” cũng chưa được hoàn thành.
Cuối cùng tôi xin nhắc đến một người, một nhà khoa học, một người bạn lớn của Việt Nam, đó là ông Rogermortier, khi còn là sinh viên ông đã tham gia phong trào đấu tranh của sinh viên Pháp phản đối chiến tranh ở Đông Dương, sau này ông đã qua Việt Nam nhiều lần và trở thành người bạn thân thiết của Thủ tướng Phạm Văn Đồng và Đại tướng Võ Nguyên Giáp, ông là người sáng lập ra Ủy ban Hợp tác khoa học Pháp - Việt. Tôi có may mắn được sống trong ngôi nhà ông nhiều năm, học được rất nhiều từ con người ông. Ông không bao giờ nói dài nhưng qua việc làm của ông tôi hiểu nằng nhiệm vụ của nhà khoa học không chỉ đơn thuần là chuyên môn mà còn đem đến cho những người trẻ tuổi không kể xuất xứ cơ hội để tiềm năng của họ phát triển trong khoa học và rộng hơn là trong cuộc sống. Đấy là điều tôi muốn nói với tất cả các nhà khoa học Việt Nam, nhà quản lý và những người làm cha làm mẹ. Hiện trạng khoa học của chúng ta chưa được như chúng ta mong đợi, nhưng với ý thức mỗi người, sự cố gắng của Nhà nước qua những quyết sách dũng cảm chính là tiền đề cho những chuyển biến tích cực. Tôi muốn chúc tất cả các bạn trẻ luôn giữ được niềm tin, niềm say mê để đi tiếp con đường mà mình đã chọn”.
Trong thông báo mới nhất, FPT Play chính thức công bố sở hữu độc quyền bản quyền phát sóng toàn bộ các trận đấu của Giải vô địch bóng đá U23 Đông Nam Á Mandiri Cup 2025 tại Việt Nam.
Giờ đây, Novak Djokovic, 38 tuổi, chỉ còn cách danh hiệu Grand Slam thứ 25 đúng hai trận đấu, và có vẻ như anh đang nhận được sự trợ giúp từ một đồng minh không ai ngờ tới.
Nếu trong trận bán kết Wimbledon 2025, Jannik Sinner hoặc Novak Djokovic có khoảnh khắc nào đó ngước nhìn qua lưới và cảm thấy như đang soi mình trong tấm gương của thời gian, thì điều đó hoàn toàn có thể hiểu được. Như thể hình ảnh phản chiếu ấy là chính họ, chỉ khác nhau về độ tuổi và giai đoạn sự nghiệp.
CLB Trường Tươi Bình Phước vừa chính thức nói lời chia tay với HLV Huỳnh Quốc Anh, đồng thời khởi động quá trình tái thiết đội hình nhằm hướng tới mục tiêu thăng hạng ở mùa giải mới.
Hàng trăm tài liệu, hình ảnh, văn bản quý lần đầu được công bố trong trưng bày "30 năm quan hệ ngoại giao Việt Nam - Hoa Kỳ" do Trung tâm lưu trữ quốc gia III (Cục Văn thư và Lưu trữ Nhà nước, Bộ Nội vụ) tổ chức, đã khái quát bức tranh sinh động về quan hệ ngày càng phát triển giữa hai quốc gia.
giaidauscholar.com cập nhật kết quả bóng chuyền SEA V.League 2025 (giải vô địch bóng chuyền Đông Nam Á 2025) của ĐT bóng chuyền nam Việt Nam ngày 11/7.
Có những bức tranh không ồn ào, không cố gắng gây ấn tượng, nhưng vẫn khiến người ta dừng lại thật lâu. Tranh của Tuân Phạm là như thế, một thế giới dường như phẳng lặng, nhưng lưu giữ biết bao rung động.
Tại Liên hoan phim châu Á - Đà Nẵng lần thứ ba, cái tên "Trạng Quỳnh Nhí: Truyền thuyết Kim Ngưu" đã vang lên cùng Giải Đặc biệt từ Ban Giám khảo. Đằng sau thành công ấy là rất nhiều gương mặt thầm lặng, những họa sĩ diễn hoạt (animator).
Nhằm đa dạng hóa sản phẩm và kéo dài thời gian lưu trú của du khách, hướng tới mục tiêu đến năm 2025 đón khoảng 5,8 triệu lượt khách, Sa Pa (Lào Cai) đang tập trung phát triển các hoạt động du lịch đêm hấp dẫn và giàu bản sắc.
Nhân dịp kỷ niệm 30 năm Việt Nam và Mỹ bình thường hóa quan hệ song phương (11/7/1995 – 11/7/2025), cựu Đại sứ Mỹ tại Việt Nam Daniel Kritenbrink nhận định, hai nước đã trải qua một giai đoạn lịch sử phi thường, xây dựng mối quan hệ song phương đạt được những tiến triển đầy ý nghĩa và đáng tự hào.
Hôm nay (11/7), bộ phim Superman (Siêu nhân) chính thức được công chiếu tại Việt Nam. Bộ phim này không chỉ mang sứ mệnh giải cứu Metropolis mà còn mang theo kỳ vọng của đạo diễn James Gunn trong việc truyền tải thông điệp hy vọng đến một thế giới đang chìm trong sự hoài nghi và châm biếm.
Trước bối cảnh thương mại quốc tế nhiều biến động, nhu cầu tiếp cận các giải pháp tài chính linh hoạt, tiết kiệm chi phí ngày càng gia tăng đối với doanh nghiệp xuất nhập khẩu và doanh nghiệp có vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI).
Ngày 11/7, theo thông tin từ UBND thành phố Hà Nội, tính đến ngày 30/6, giải ngân vốn đầu tư công của thành phố đạt 29,7 nghìn tỷ đồng (34,1% dự toán), tăng 52,5% so với cùng kỳ, cao hơn cả nước (32,5%), khối lượng đứng đầu cả nước.
Với khoảng 2,6 triệu học sinh, hơn 3.500 cơ sở giáo dục từ mầm non đến trung học phổ thông, Thành phố Hồ Chí Minh (mới) là địa phương có quy mô giáo dục lớn nhất cả nước.
Sau 17 ngày xét xử và nghị án, sáng 11/7, Tòa án nhân dân thành phố Hà Nội đã tuyên án đối với 41 bị cáo trong vụ án xảy ra tại Công ty cổ phần Tập đoàn Phúc Sơn (Tập đoàn Phúc Sơn).
Sáng 11/7, tại Phủ Chủ tịch, Văn phòng Chủ tịch nước tổ chức họp báo công bố Lệnh của Chủ tịch nước công bố 9 Luật đã được Quốc hội khóa XV thông qua tại Kỳ họp thứ 9.