19/11/2015 13:17 GMT+7 | Âm nhạc
(giaidauscholar.com) - Trong 3 ngày 20, 21 và 22/11, tại Nhà hát Hòa Bình (TP.HCM) sẽ diễn ra đêm nhạc The Master Of Symphony với sự tham gia của những sao mà người trong giới gọi là “đêm của 5 người đàn bà hát”. Một trong số ấy là Trần Thu Hà, người đã khá lâu mở trở lại sân khấu lớn ở TP.HCM, nơi từng là bệ phóng đưa cô thành Diva.
- Thật ra dự án kiểu “Divas live!” này cũng đã manh nha từ 3 hay 4 năm khi có nhiều nhà sản xuất muốn làm, đã lên kế hoạch nhưng cuối cùng không thực hiện được. Với lại tôi và chị Thanh Lam, Mỹ Linh, Hồng Nhung đã diễn với nhau rất đều ở hải ngoại, một năm ít nhất cũng vài lần diễn trong những chương trình nhiều người nhưng chưa bao giờ có mức độ chuyên biệt như chương trình lần này.
Tôi cũng luôn mong muốn lúc nào đó được hát với các chị ở Việt Nam. Bởi khi hát ở trong nước thì mình sẽ được hát những bài đã từng tạo nên tên tuổi của mỗi người và nó gần với chân dung âm nhạc của mỗi người hơn.
Bản thân tôi khi mới bước chân vào làng nhạc thì đều thần tượng cả 3 người Thanh Lam, Hồng Nhung và Mỹ Linh cho nên chương trình lần này mang tính kỉ niệm với tôi rất cao, giống như đang thấy thời gian quay lại.
* Hồng Nhung là người đầu tiên và Hà Trần là người cuối cùng trong cái mắt xích những giọng ca Hà Nội “làm mưa làm gió” tại thị trường phía Nam gần 20 năm trước. Nhưng thị trường giờ đã khác xưa và theo Hà, yếu tố của những diva có còn lớn như ngày xưa?
- Ngay cả bây giờ trên thế giới họ cũng không còn diva và diva cũng gần như chỉ là biểu tượng của một thời. Bây giờ họ không dùng danh xưng ấy với những nghệ sĩ lớn nữa. Giờ nếu để ý chúng ta sẽ thấy có những người hát rất hay, theo đúng tiêu chuẩn để được gọi là diva ngày xưa, nhưng họ cũng không gọi. Theo tôi, có vẻ như diva chỉ là biểu tượng của một thời .
* Vậy nếu diva được xem là một biểu tượng của một thời thì những diva trong chương trình sắp tới sẽ mang đến điều gì? Gợi lại ký ức hay tuyên bố rằng “chúng tôi vẫn tồn tại”?
- Cá nhân tôi thì đương nhiên giới thiệu những dự án mới của mình nhưng trong khuôn khổ của chương trình có lẽ sẽ gần như là sự ôn lại, một sự nhắc nhớ về một giai đoạn âm nhạc. Với lại tôi nghĩ rằng, đây cũng là giá trị của âm nhạc Việt một thời, để giới thiệu đến khán giả trẻ và truyền cảm hứng cho họ thì đấy là điều rất nên làm.
Tôi thấy ở bất cứ thị trường âm nhạc nào cũng luôn tồn tại những thái cực đối lập, mới cái cũ, bảo thủ và tân tiến. Nếu tất cả chỉ chạy về một phía thì lại mất cân đối.
* Sự có mặt của những diva đã xác lập nên một thời kỳ rất đẹp của âm nhạc Việt. Mỗi người mỗi cá tính. Theo cá nhân, chị khác gì với những diva khác?
- Tôi là người đến sau 3 diva đàn chị. Chẳng hạn với Mỹ Linh, cô ấy chỉ hơn tôi 2 tuổi thôi, đi học chung trường với nhau nhưng tôi thật sự thần tượng Linh vì Linh hát quá hay. Tôi từng không tưởng tượng được một người trẻ mà hát hay như thế.
Ngày xưa tôi rất thích đi xem những buổi biểu diễn mà có cả 3 diva Lam, Nhung và Linh vì ở đó tôi sẽ được xem cách họ thể hiện, cách họ cháy rất riêng và đối với tôi nó rất kì diệu lắm vì cứ nghĩ thể nào rồi người này sẽ làm lu mờ người kia nhưng khi họ lên sâu khấu, họ sẽ tỏa hào quang theo cách rất riêng của mình.
Nhưng tôi thần tượng họ không có nghĩa là tôi sẽ chọn hướng đi khác để tạo nên sự khác biệt mà điều làm nên sự khác biệt của tôi là từ bé tôi đã thấy rất lạc lõng. Kể cả ngày xưa đi học cũng thế, cách tôi suy nghĩ hay cách tôi nhìn đều không giống ai cả.
Tuy có hâm mộ và có học hỏi người này người kia một tí nhưng bản thân tôi chỉ tìm mọi cơ hội được đào vào mình, vào chính bản thân để tìm hiểu và khai phá.
Đó gần như là một bản năng chứ không phải là sự cố gắng. Chỉ là khi mình còn non với nghề quá thì không bộc lộ ra được và cũng không có đủ cơ hội để bộc lộ. Tôi chưa bao giờ bị sức ép đứng dưới cái bóng của các chị hay của bố và chú mình.
Nguyên Minh (thực hiện)
Thể thao & Văn hóa
Đăng nhập
Họ và tên
Mật khẩu
Xác nhận mật khẩu
Mã xác nhận
Tải lại captchaĐăng ký
Xin chào, !
Bạn đã đăng nhập với email:
Đăng xuất