Châu Âu phóng vệ tinh tìm kiếm hành tinh ngoài hệ Mặt Trời

18/12/2019 21:30 GMT+7 | Thế giới

(giaidauscholar.com) - Ngày 18/12, vệ tinh tìm kiếm các hành tinh ngoài hệ Mặt Trời mang tên CHEOPS đã được phóng lên vũ trụ sau khi bị hoãn phóng vào phút chót một ngày trước đó do tên lửa đẩy gặp trục trặc kỹ thuật. 

Khám phá mới về ranh giới của hệ Mặt trời

Khám phá mới về ranh giới của hệ Mặt trời

Hành trình tàu không gian Voyager 2 của Cơ quan Hàng không Vũ trụ Mỹ (NASA) đến những điểm xa nhất của hệ Mặt trời trong 42 năm đã giúp cho các nhà khoa học có khám phá mới về ranh giới hệ Mặt trời, nơi đánh dấu nơi kết thúc phạm vi ảnh hưởng của năng lượng Mặt trời và bắt đầu không gian liên sao.

Theo cảnh quay trực tiếp do Arianespace thực hiện, tên lửa đẩy Soyuz mang vệ tinh CHEOPS đã được phóng vào lúc 08:54 GMT (tức 15h54 theo giờ Việt Nam) tại bệ phóng ngoài trời tại Trung tâm vũ trụ Guiana ở Kourou, vùng lãnh thổ thuộc Pháp. 

Chú thích ảnh
Tên lửa đẩy Soyuz mang vệ tinh CHEOPS đã được phóng lên tại Trung tâm vũ trụ Guiana ở Kourou, vùng lãnh thổ thuộc Pháp ngày 18/12. Ảnh: AFP/TTXVN

Vệ tinh CHEOPS giống như một kính viễn vọng, được thiết kế để đo độ dầy, cấu tạo và kích cỡ của nhiều hành tinh nằm ngoài hệ Mặt Trời. Theo Cơ quan Vũ trụ châu Âu (ESA), vệ tinh CHEOPS còn có nhiệm vụ quan sát các vì sao sáng đã được biết tới như các hành tinh trong vũ trụ.

Đây là những nhiệm vụ quan trọng để từ đó giúp các nhà khoa học có thể giải đáp câu hỏi lâu nay về điều kiện cần thiết cho sự sống ngoài Trái Đất, cũng như tìm ra khởi nguồn hình thành của Trái Đất. 

Vệ tinh CHEOPS sẽ hoạt động trong quỹ đạo cách Trái Đất khoảng 700 km. 

Chú thích ảnh

Các nhà khoa học ước tính có ít nhất gần 100 tỷ thiên hà cũng như các vì sao trong vũ trụ. Theo Giám đốc khoa học thuộc ESA Guenther Hasinger, mục tiêu của vệ tinh CHEOPS là phác họa một bức tranh toàn cảnh về các hành tinh nằm ngoài hệ Mặt Trời.

Minh Châu - TTXVN

Cùng chuyên mục
Xem theo ngày
Đọc thêm