Man United: Đội bóng có... 40 nhà tài trợ

10/09/2014 08:00 GMT+7

(giaidauscholar.com) - Mới đây, Man United vừa khiến không ít người bất ngờ khi tuyên bố xác nhận nhà tài trợ thứ 40 của mình. Liệu có điều gì bất thường với đội chủ sân Old Trafford hay không?

Sẽ có rất nhiều câu hỏi đặt ra xung quanh sự kiện này: Trừ các cổ động viên của Man United ra, có ai cảm thấy hạnh phúc để đón nhận thông tin này hay không? Liệu có phải nó đến từ ý đồ quảng bá của một trong số các nhà tài trợ?

Tài trợ xuất hiện khắp mọi nơi

Tại sao một thương hiệu nào đó muốn trở thành một trong số 40 nhà tài trợ cho Man United? Càng nhiều thương hiệu gắn liền với một câu lạc bộ bóng đá, thì họ càng ít khả năng bị cắt giảm hơn. Champions League đang tiến hành tiết giảm số nhà tài trợ, tăng chi phí lên. Đổi lại, phạm vi phủ sóng sẽ rộng hơn và kết quả là lượng khán giả yêu thích thương hiệu sẽ tăng lên đáng kể.

Vậy làm thế nào để Man United có thể thu được lợi nhuận khi tỉ suất chi tiêu quảng cáo có xu hướng giảm dần so với những gì họ chào mời? Câu trả lời: đội chủ sân Old Trafford luôn có nhà tài trợ cho mọi thứ.

Ngoài những thương hiệu tên tuổi như Adidas từ 2015 hay Chevrolet ở thời điểm hiện tại, thì Man United còn thu hút hàng loạt nhãn hàng tên tuổi khác. Chẳng hạn như thương hiệu rượu vang Casillero Del Diablo, hãng hàng không Aeroflot vốn được thâu tóm bởi hãng hàng không danh tiếng Turkish Airlines. Đây chính là nhà vận chuyển chính thức của đội chủ sân Old Trafford. Rồi Man United còn có cả đối tác về lĩnh vực sơn, đó là hãng sơn Kansai. Tiếp theo đó là một đơn vị về lĩnh vực vận tải có tên Yanmar. Nissin là đối tác chính thức của Man United với sản phẩm mì ăn liền. Thú vị hơn cả, một trong những đối tác của đội chủ sân Old Trafford là Hong Kong Jockey Club. Lý do nào để đơn vị này trở thành đối tác chính thức vẫn còn chưa rõ ràng, chỉ biết đây là nơi cho ra lò những chú ngựa đua siêu hạng.

Chưa hết, AON, từng là nhà tài trợ chính của Man United, tiếp tục mối lương duyên với đội bóng khi mua lại DHL để trở thành nhà tài trợ về trang phục tập luyện. Một điều khá kỳ quặc, và Chevrolet hẳn sẽ không vui khi biết tin này, tất cả những bản hợp đồng mới của Man United đều được công bố trên sân tập AON, trong những bộ trang phục có logo của hãng này. Không thấy sự xuất hiện logo của hãng Chevrolet.

Cách kiếm tiền không phụ thuộc thành tích

Dễ dàng để ý thấy phần lớn trong số các nhãn hàng trên nằm ở bên ngoài biên giới nước Anh. Man United chính là câu lạc bộ bóng đá đầu tiên tự mình quảng bá ra nước ngoài. Họ đã và đang được hưởng lợi từ điều đó.

Mặt khác, một khía cạnh tiêu cực ở đây là Man United đang bị khai thác thương hiệu một cách không có kiểm soát về mặt chất lượng. Liệu các cổ động viên có thể nhớ hết tất cả các nhà tài trợ phụ hay không? Dường như đội chủ sân Old Trafford đang biến mình thành một cỗ máy kiếm tiền.

Tất nhiên, điều này cũng có thể hiểu được trong bối cảnh mùa này họ phải làm khán giả ở sân chơi châu lục, khi không thể góp mặt ở Champions League hay Europa League. Điều này sẽ khiến Man United thiệt hại ít nhất 30 triệu USD. Đồng thời, Man United cũng đang sở hữu đội hình đắt giá nhất Premier League, hệ quả của việc chi tiêu không tiếc tay ở kỳ chuyển nhượng mùa hè vừa qua. Thế nên việc thu hút tài trợ chính là cách duy nhất để giảm thiểu thiệt hại tài chính.

Dù thế nào đi nữa, trở thành thương hiệu toàn cầu như Man United đang làm sẽ giúp ích cho một câu lạc bộ trong việc quảng bá và đánh bóng tên tuổi, dù cho họ có đạt được thành tích tốt trên sân bóng hay không.

Đức Hùng
Thể thao & Văn hóa

Cùng chuyên mục
Xem theo ngày
Đọc thêm