18/11/2012 06:53 GMT+7 | Trong nước
(giaidauscholar.com) - Không lâu sau khi chiếc máy bay tàng hình đời mới J-31 của Trung Quốc có chuyến bay đầu tiên, sự tồn tại của nó đã được thừa nhận chính thức khi người ta dựng một mô hình chiếc máy bay tại triển lãm Airshow China tổ chức vào đầu tuần này.
Việc chiếc máy bay xuất hiện ở triển lãm cũng cho thấy Trung Quốc có ý định bán nó ra cho thị trường bên ngoài, điều khiến giới phân tích nghi ngờ bởi tới giờ nước này vẫn còn chưa hoàn thiện được quy trình sản xuất máy bay quân sự thông thường.
Thứ vũ khí hoàn toàn mới mẻ
Điểm nhấn của cuộc triển lãm Airshow China là mô hình lớn bằng 1/4 chiếc máy bay tàng hình thứ hai mà Trung Quốc đang phát triển mang tên J-31.
Mặc dù về mặt chính thức, chiếc máy bay chỉ được gọi là "hình mẫu thử nghiệm" trong triển lãm, nó vẫn mang các đặc điểm được tờ Aviation Week đánh giá là "giống kinh khủng" với chiếc J-31 đã cất cánh bay lần đầu vào ngày 31/10.
Thời điểm đó, những bức ảnh "chộp được" do cộng đồng mạng và cả truyền thông Trung Quốc phát đi cho thấy chiếc máy bay đang lượn trên bầu trời gần thành phố Thẩm Dương, càng đáp của nó đang thả xuống. Một tấm ảnh khác có cảnh chiếc máy bay được 2 chiếc J-11 do Trung Quốc sản xuất bay kèm bên cạnh.
Các trang web của những người đam mê thiết bị quân sự Trung Quốc nói rằng chuyến bay thử đầu tiên đã kéo dài khoảng 10 phút. Giới quan sát phương Tây lập tức gọi nó là J-31, có ý liên hệ tới số hiệu ghi trên thân máy bay là 31001.
Theo John Pike, Giám đốc trang web GlobalSecurity.org, các bức ảnh có vẻ đã xuất hiện từ nguồn "chính thức" bởi sẽ chẳng ai có thể tới gần chiếc máy bay tàng hình tới vậy, trừ phi đó là một nhiếp ảnh gia được chính quyền địa phương cho phép.
"Chúng chỉ là những bức ảnh đánh bóng tên tuổi do nhà máy sản xuất tung ra và tôi không thể tưởng tượng được việc nhà máy dám công khai những bức ảnh như thế mà chưa có sự cho phép của những nhân vật cao cấp hơn trong bộ máy lãnh đạo" - Pike nói.
Vẫn là máy bay Trung Quốc, động cơ nước ngoài?
Giống như J-20 trước kia, J-31 đã bị giới quan sát săm soi kỹ lưỡng. So với mẫu máy bay tàng hình J-20 từng xuất hiện trước đó, mẫu mới nhỏ, nhẹ hơn và trông khá giống loại máy bay F-35 Joint Strike Fighter của Mỹ.
Các hình ảnh dựng bằng máy tính được tung ra cho thấy J-31 có thể treo tới 12 quả bom và tên lửa ở thân ngoài. Nhưng khoang vũ khí giấu trong thân của nó chỉ đủ chỗ chứa cho 4 vũ khí. Chi tiết này khá quan trọng bởi việc mang vũ khí dưới cánh sẽ khiến máy bay giảm đi đáng kể tính năng tàng hình.
Chất lượng các thiết bị điện tử bên trong máy bay cũng như lớp sơn tàng hình phủ bên ngoài của J-31 vẫn là một dấu hỏi lớn. Trung Quốc hiện chỉ có kiến thức hạn chế về máy bay tàng hình và người ta đã rất nghi ngờ tính đáng tin cậy của các yếu tố trên.Cuối cùng, giới phân tích tin rằng gót “chân A-sin” của chiếc J-31 này, cũng như mọi máy bay khác do Trung Quốc tự chế, vẫn là phần động cơ. "Người Trung Quốc phải dựa rất nhiều vào công nghệ nước ngoài khi phát triển máy bay chiến đấu. Nỗ lực phát triển các động cơ nội địa thực sự đáng tin cậy của họ vẫn diễn ra chậm chạp, dễ gây nản lòng" - Sam Roggeveen, một chuyên gia an ninh ở Viện nghiên cứu Lowy tại Sydney đánh giá.
Theo các chuyên gia quốc phòng, Bắc Kinh sẽ phải mất cả thập kỷ nữa hoặc hơn để chế tạo được một động cơ tàng hình phù hợp với chiếc J-31. Cho tới khi đó, nó vẫn phải bay bằng động cơ do Nga sản xuất, như mọi loại máy bay nhái khác của Trung Quốc.
Viết trên tờ Wall Street Journal, các chuyên gia Andrew Erickson và Gabe Collins còn nhận định rằng việc J-31 có 2 động cơ chỉ cho thấy 2 điều: Hoặc nó cần thêm sức mạnh để bay tầm xa, hoặc người Trung Quốc không tin tưởng lắm vào các động cơ máy bay của Nga nên cần tới 2 chiếc để đề phòng rủi ro?!
Khả năng xuất khẩu máy bay tàng hình
Mặc dù còn nhiều bí ẩn và dấu hỏi bao quanh, J-31 vẫn giúp Trung Quốc được đánh giá cao hơn về năng lực quân sự.
Theo các chuyên gia quốc phòng, Trung Quốc sẽ phải mất cả thập kỷ nữa hoặc hơn để chế tạo được một động cơ tàng hình phù hợp với chiếc J-31. |
Hiện chưa rõ có phải J-20 và J-31 được tạo ra để trạnh tranh với nhau hay không, và dự đoán sẽ phải mất rất nhiều năm nữa chúng mới có thể đi vào phục vụ trong quân đội.
Ngoài việc phục vụ cho nhu cầu sử dụng trong nước, J-31 có thể được dùng để bán cho các nước có nhu cầu giống như việc Mỹ bán những chiếc F-35 của họ vậy.
Theo Viện nghiên cứu hòa bình quốc tế Stockholm (SIPRI), trong 10 năm qua (tính tới 2011), hoạt động xuất khẩu vũ khí của Trung Quốc đã tăng tới 95%. Bạn hàng của nước này chủ yếu là Pakistan, Bangladesh, Iran và máy bay là mặt hàng được mua sắm chủ yếu. Bắc Kinh không công bố thông số chính thức về hoạt động bán vũ khí của nước này, nhưng các ước tính từ bên ngoài cho thấy nó có thể đạt mốc mức 2 tỉ USD trong năm 2011.
Tường Linh (tổng hợp)
Thể thao & Văn hóa
Đăng nhập
Họ và tên
Mật khẩu
Xác nhận mật khẩu
Mã xác nhận
Tải lại captchaĐăng ký
Xin chào, !
Bạn đã đăng nhập với email:
Đăng xuất