23/11/2015 14:51 GMT+7 | Văn hoá
(giaidauscholar.com) - Sáng 23/11/2015, Sở VH,DL Hà Nội đã tổ chức Lễ công bố Quyết định công nhận Bảo vật Quốc gia 82 bia Tiến sĩ Văn Miếu – Quốc Tử Giám và khai mạc Triển lãm “Bia Tiến sĩ – Di sản văn hóa Việt Nam).
Lễ công bố Quyết định công nhận Bảo vật Quốc gia 82 bia Tiến sĩ
tại Văn Miếu – Quốc Tử Giám.
Văn Miếu – Quốc Tử Giám được xây dựng từ thời Nhà Lý (thế kỷ XI) là Trung tâm giáo dục, đào tạo nhân tài lớn nhất Việt Nam thời quân chủ. Những tấm bia Tiến sĩ tại Văn Miếu – Quốc Tử Giám đã lưu danh những người đỗ đạt trong các khoa thi tuyển chọn Tiến sĩ kéo dài hơn 300 năm dưới thời Lê – Mạc. Những hiện vật độc đáo này có giá trị lớn về lịch sử, văn hóa, nghệ thuật... Cho đến bây giờ dân tộc Việt vẫn khắc cốt ghi tâm lời của tiền nhân “Hiền tài là nguyên khí của quốc gia” khắc trên tấm bia của khoa thi Tiến sĩ năm 1442.
Với những giá trị đặc biệt đó, vào ngày 27/7/2011, UNESCO đã công nhận 82 bia Tiến sĩ là Di sản tư liệu Thế giới trên phạm vi toàn cầu. Ngày 10/5/2012, toàn bộ di tích Văn Miếu – Quốc Tử Giám được công nhận là Di tích quốc gia đặc biệt.
Triển lãm “Bia Tiến sĩ – Di sản văn hóa Việt Nam"
Một câu hỏi đặt ra, 82 tấm bia đã được công nhận là Di sản tư liệu Thế giới, vì sao lại cần công nhận là Bảo vật Quốc gia. Đặt câu hỏi này với ông Nguyễn Thế Hùng, Cục trưởng Cục Di sản, ông cho biết: “Việc công nhận này là theo quy định của pháp luật Việt Nam. Với những ý nghĩa và giá trị đặc biệt như vậy, 82 tấm bia này xứng đáng được công nhận là Bảo vật Quốc gia. Việc công nhận này nhằm bảo vệ và phát huy giá trị của 82 tấm bia”.
Ông Hùng cho biết thêm: “Luật Di sản có những quy định bảo vệ đặc biệt với các Bảo vật Quốc gia. Dù hiện nay, hàng năm vào kì thi có rất nhiều học sinh đến Văn Miếu và một số người đã có hành vi chưa thực sự văn hóa, gây ảnh hưởng đến những tấm bia. Cũng đã có ý kiến ngành văn hóa cần có biện pháp cứng rắng như xử phạt. Nhưng chúng tôi hiểu nguyện vọng chính đáng của người dân. Do đó biện pháp đưa ra là tuyên truyền nhằm giúp mọi người nâng cao nhận thức nhằm có ứng xử phù hợp với di tích”.Ngọc Diệp
Đăng nhập
Họ và tên
Mật khẩu
Xác nhận mật khẩu
Mã xác nhận
Tải lại captchaĐăng ký
Xin chào, !
Bạn đã đăng nhập với email:
Đăng xuất