25/10/2017 19:30 GMT+7 | Trong nước
(giaidauscholar.com) - Tuần tới, Tổng thống Mỹ Donald Trump sẽ bắt đầu chuyến công du quan trọng kéo dài 12 ngày tới một loạt nước châu Á, với các điểm dừng chân đã được lên kế hoạch gồm Nhật Bản, Hàn Quốc, Trung Quốc, Việt Nam và Philippines.
Ngay từ khi tranh cử tổng thống, ông Trump đã đặt câu hỏi về các cam kết lâu dài của Mỹ trong khu vực và chỉ trích Trung Quốc là quốc gia “lừa gạt” nền kinh tế toàn cầu.
Ông Michael Auslin, chuyên gia về Đông Á tại Viện Hoover cho rằng: “Nỗi quan ngại của khu vực trong ngày 20/1 (ngày ông Trump nhậm chức Tổng thống Mỹ) là nhà lãnh đạo Mỹ sẽ ngừng can dự vào châu Á”. Đến nay, ông Auslin cho rằng nỗi lo ngại chính là “sự lộn xộn” trong chính sách của chính quyền Mỹ.
Chính vì vậy, chuyến công du sắp tới mang lại cơ hội quan trọng cho Tổng thống Trump làm rõ các thông điệp, giải thích chương trình nghị sự về châu Á của chính quyền Mỹ và đảm bảo sẽ luôn sát cánh cùng các đồng minh lâu đời trong khu vực, đặc biệt trong việc đối phó với một Trung Quốc ngày càng quyết đoán.
Ông Harry Kazianis, Giám đốc nghiên cứu quốc phòng thuộc Trung tâm Lợi ích Quốc gia (Mỹ), cho rằng: “Chúng ta cần một chuyến công du châu Á thành công. Tổng thống cần tới châu Á và đảm bảo rằng chúng ta luôn ủng hộ các đồng minh của mình, bất chấp việc rời khỏi Hiệp định đối tác xuyên Thái Bình Dương (TPP)”.
Tuy nhiên hiện không có dấu hiệu gì cho thấy ông Trump sẽ bày tỏ lập trường như vậy. Có khả năng Tổng thống Trump sẽ bỏ qua Hội nghị Cấp cao Đông Á vào giữa tháng 11 vì cấp dưới lo ngại kéo dài thời gian chuyến công du sẽ khiến ông Trump "cáu kỉnh" và gây ra "các hành vi khó đoán và phi ngoại giao".
Ông Derek Mitchell, cựu đại sứ Mỹ tại Myanmar, nhận định: “Đây là một vấn đề lớn. Chính quyền của cựu Tổng thống Obama đã nhấn mạnh rằng việc đầu tư vào các thể chế khu vực này là nhằm mục đích chứng tỏ chúng ta là một cường quốc châu Á Thái Bình Dương, một cường quốc cư trú trong khu vực. Điều này sẽ chỉ càng làm tăng thêm hoài nghi về uy tín của Mỹ. Hợp tác đa quốc gia tại châu Á thường chỉ đơn thuần là việc có mặt, tuy nhiên ngay cả việc này dường như cũng khó với ông Trump”.
Tuy vậy, phép thử thực sự sẽ là cách ông Trump nói đến vấn đề Triều Tiên. Mối đe dọa hạt nhân của quốc gia bị cô lập này sẽ phủ bóng đen lên hầu hết các cuộc thảo luận của Tổng thống Trump với các lãnh đạo châu Á. Chuyên gia Auslin cho rằng trong khi ông Trump coi thường chính sách người tiền nhiệm, thì chính sách hiện nay của ông đối với vấn đề Triều Tiên dường như lại là chiến lược “Obama+”: Phô trương sức mạnh quân sự trong khi thúc đẩy các biện pháp trừng phạt và kêu gọi phi hạt nhân hóa Bán đảo Triều Tiên.
Ông Auslin nhận định căn cứ vào kho vũ khí hạt nhân gia tăng của Bình Nhưỡng, “tôi nghĩ sự kiên nhẫn chiến lược có khả năng là lựa chọn tốt nhất”. Chuyên gia này cho rằng Mỹ cần hợp tác với các đồng minh và các nước như Trung Quốc và Nga để trả lời câu hỏi dường như “điên rồ”: “Làm thế nào chúng ta giúp Triều Tiên duy trì một kho vũ khí hạt nhân an toàn ?”
TTXVN/Báo Tin Tức
Đăng nhập
Họ và tên
Mật khẩu
Xác nhận mật khẩu
Mã xác nhận
Tải lại captchaĐăng ký
Xin chào, !
Bạn đã đăng nhập với email:
Đăng xuất