Bao nhiêu năm nay, tôi đinh ninh cá chép chỉ có ở vùng sông nước đồng bằng. Nào ngờ bây giờ lên núi mới thấy mình sai. Mới biết rẻo cao cũng có cá chép. Đó là cá chép ruộng, nuôi trên ruộng bậc thang.
Nói đến hoa cứt lợn, cây cứt lợn thì nhiều người thành thị, nông thôn đều biết, ở đâu cũng có. Tên khoa học của nó tra ra là ageratum conyzoides, nhưng "mỹ tự" của nó thì không phải ai cũng biết.
Có lần đi trên tàu hỏa, tôi được cầm trên tay một cuốn sách của bạn đường. Không nhớ đó là cuốn truyện hay thơ của cụ Tản Đà dày trăm trang nhưng nhẹ bẫng.
Gia đình là cái cây, muốn cây phát triển sâu rễ bền gốc thì cả vợ cả chồng phải cùng nhau vun xới. Nếu một bên vun, một bên bới thì cây lấy đâu chất màu để phát triển. Khi cả hai bên đều bới ra thì cây trơ rễ chết là chắc.
Chữ Braille cho người khiếm thị là những chấm nổi trên bề mặt giấy, gỗ hoặc các vật liệu khác. Người khiếm thị đọc bằng các đầu ngón tay. Người bình thường, dù có tinh mắt đến đâu thì cũng chỉ thấy những chấm tròn, còn người khiếm thị thì nhận ra ngay nội dung ngữ nghĩa.
Sáng sáng đi làm sớm qua chợ Ngọc Khánh tôi hay nhao vào mua mấy củ khoai sọ luộc cùng một khúc sắn dẻo thịt vàng, kèm gói muối vừng dành cho bữa trưa vì ngại ra phố.
Hà Nội mùa này, na gần như lấn át các loại hoa quả khác trong các sạp hàng. Nhiều thế nhưng không rẻ. Cân na từ vài chục ngàn đến hàng trăm ngàn. Vào ngày rằm mồng Một thì giá lại "thượng dây diều".
Dù đất chật hẹp, nhưng ở nông thôn nhà ai cũng trồng vài ba bụi. Chuối dễ trồng lại có nhiều lợi ích. Người ta trồng để lấy thân chuối chăn lợn, quả để ăn, còn lá thì dùng gói ghém… Chẳng có gì trên cây chuối bị bỏ đi cả!
Cuộc sống trong gia đình cũng có khi "người ngược kẻ xuôi" nữa là chuyện xã hội. Nó luôn luôn nảy sinh nhưng mâu thuẫn lợi ích phải giải quyết, nên ta phải luôn tìm hiểu để có ứng xử cho phù hợp. Muốn tất cả chỉ theo ý mình là chuyện không bao giờ có.
Người nguyên thủy lấy lửa bằng cách đập hai hòn đá vào nhau cho tia lửa bén vào bùi nhùi. Có lửa là một cuộc cách mạng vô cùng lớn thay đổi cuộc sống con người. Lửa bảo vệ con người. Thế nhưng giữ lửa như thế nào lại là một câu chuyện khác.
Các bà mẹ xưa ở nông thôn thiếu sữa đường, thường cho con nhỏ ăn thêm bằng "cơm búng". Cơm búng là cơm mẹ nhai cùng thức ăn mềm thành như cháo sữa rồi mớm vào miệng con.
Ngày bé mỗi lần trong xóm có chuyện lộn xộn, tôi thường nghe mọi người bàn tán, đánh giá đấy là loài vô đạo, đứa ấy vô đạo. Sau này mới hiểu đạo ở đây là đạo lý, đạo đức nhân phẩm là giác ngộ về lẽ phải trái trong cuộc sống.
Bà thím tôi sinh 6 người con. Những năm đánh Pháp rồi chống Mỹ vùng quê nghèo tôi bữa cơm chỉ rau vườn, tép ruộng, bữa ăn thiếu cơm thiếu chất cộng với đời sống vất vả, ngoài 60 lưng thím còng dần.