08/08/2023 14:36 GMT+7 | GenZ
Đối với những người làm trái nghề, bằng đại học gần như chưa từng được sử dụng, song quan niệm về "tấm bằng vô dụng" là một sai lầm.
Từ trước đến nay, cánh cửa Đại học luôn là con đường được nhiều người lựa chọn để hoàn thiện bản thân mình và chuẩn bị cho một tương lai phía trước. Tuy nhiên, khoảng thời gian gần đây, trên mạng lại bắt đầu xuất hiện những thông tin về "ngành học vô dụng nhất". Mặc kệ những ý kiến trái chiều vẫn còn nổ ra, không thể phủ nhận rằng những ngành nghề được các "chuyên gia ảo" đánh giá thấp lại thường có điểm chuẩn cao.
Một "chuyên gia ảo" gây tranh cãi vì cho rằng một số bằng đại học là vô dụng. Ảnh: Chụp màn hình
Chắc hẳn ai cũng từng bắt gặp qua những video mạng xã hội với tiêu đề rất bắt mắt như: Top những bằng đại học vô dụng, Top những ngành nghề không nên theo học… Những video này thường thu hút nhiều người bình luận và bàn tán rôm rả, chính vì vậy những nội dung gây tranh cãi này vẫn thường xuyên được lên xu hướng.
Trong thời đại số hóa và phát triển nhanh chóng của mạng xã hội, việc chia sẻ kiến thức và thông tin đã trở nên dễ dàng hơn bao giờ hết. Mạng xã hội không chỉ là nơi giải trí mà còn là nơi mà người dùng có thể tìm kiếm thông tin và học hỏi. Tuy nhiên, một xu hướng đáng chú ý đang khiến nhiều người tự hỏi: tại sao những ngành học truyền thống được "chuyên gia ảo" gọi là vô dụng lại có điểm chuẩn cao?
Trên mạng xã có rất nhiều người tự xưng là "chuyên gia" trong các lĩnh vực như tài chính, kinh doanh, y học, và ngay cả chính trị. Những video ngắn được tạo ra có thể chứa thông tin mơ hồ, không được kiểm chứng hoặc thậm chí là sai lệch. Tuy nhiên, điều đáng nói là những người tạo ra những video này thường có số lượng người theo dõi đông đảo, và một phần của cộng đồng trẻ thường tin tưởng vào thông tin mà họ chia sẻ.
Những ngành học được một số người cho rằng là "vô dụng" lại có điểm chuẩn cao ngất ngưởng. Ảnh: Chụp màn hình
Theo một video ngắn của người dùng trên mạng xã hội, 3 ngành nghề bị liệt vào "danh sách đen" cho các bạn sinh viên bao gồm: Quản trị Kinh doanh, Ngôn ngữ Anh và Marketing. Lý do cho mỗi ngành cũng được anh chàng nói cụ thể, chủ yếu là những dẫn chứng liên quan đến thị hiếu của nhà tuyển dụng, thói quen thời cuộc.
Ngay sau khi được đăng tải, đoạn clip cùng video của anh chàng đã ngay lập tức khuấy đảo "thế giới ảo", đặc biệt là cộng đồng những người quan tập đến việc học tập, tri thức. Nhiều luồng ý kiến trái chiều được đưa ra, người thì đồng tình với quan điểm, người thì cảm thấy bất bình và dùng nhiều lời lẽ để chỉ trích quan điểm có phần chủ quan của anh chàng.
Dẫu vậy, năm 2022, ngành Marketing của Đại học Kinh tế Quốc dân (NEU) lại có điểm chuẩn lên đến 28 điểm nếu xét theo phương thức thi THPT Quốc gia. Cho đến nay ngành này vẫn giữ được sức hút và được cho là ngành có điểm gần như cao nhất của trường.
Ngành Quản trị Kinh doanh của Đại học Ngoại thương năm 2022 có điểm chuẩn 28,20. Ảnh: Chụp màn hình
Về ngành Quản trị Kinh doanh, năm 2022, Đại học Ngoại thương xét tuyển nhóm ngành này với mức điểm đầu vào là 28,20 điểm trên khối A00. Ngôn ngữ Anh của trường này cũng có điểm chuẩn cao ngất ngưởng, 36,50 (tiếng Anh nhân hệ số 2).
Ngành ngôn ngữ Anh của các trường mạnh về ngoại ngữ cũng xét tuyển số điểm cao chót vót trong năm vừa qua. Đại học Ngoại ngữ - Đại học Quốc gia Hà Nội (ULIS) hay Đại học Hà Nội (HANU) đều là những ngôi trường mà sinh viên cần khoảng mỗi môn 9 điểm mới có thể thành công học tập tại đây.
Trong những năm qua, 3 ngành được một số "chuyên gia ảo" đánh giá là vô dụng lại liên tục đạt được những sự bứt phá và có điểm chuẩn phá kỷ lục từng năm. Trong năm nay, những ngành học này vẫn tiếp tục duy trì độ hot và có mức điểm sàn khoảng 20-22 tại một số trường đại học nổi tiếng.
Sự toàn cầu hóa kinh tế đã thúc đẩy nhu cầu về người có kiến thức về quản trị kinh doanh và marketing có khả năng làm việc trong môi trường đa văn hóa và đa quốc gia. Các doanh nghiệp ngày nay không chỉ cạnh tranh ở thị trường trong nước mà còn trong thị trường toàn cầu, và họ cần những chuyên gia có kiến thức sâu về tiếp thị, quản lý và giao tiếp quốc tế.
Đến nay, bộ 3 Quản trị Kinh doanh, Ngôn ngữ Anh và Marketing vẫn giữ sức "nóng". Ảnh: Pinterest
Cả ngành Marketing và Quản trị kinh doanh đều đòi hỏi khả năng sáng tạo để tạo ra các chiến lược và giải pháp độc đáo. Sự suy luận logic cũng rất cần thiết để phân tích dữ liệu và đưa ra quyết định thông minh trong môi trường kinh doanh phức tạp.
Nhìn chung, sự gia tăng của nền kinh tế toàn cầu, sự thay đổi công nghệ và truyền thông, cùng với nhu cầu về những người có kiến thức về quản trị kinh doanh, tiếp thị và ngôn ngữ quốc tế đã dẫn đến sự tăng cầu vượt trội cho những ngành học này. Điều này tạo ra môi trường cạnh tranh khốc liệt trong việc xét tuyển vào các trường đại học, và đồng thời thúc đẩy sinh viên phải nắm vững kiến thức và kỹ năng để đáp ứng nhu cầu thị trường.
Đăng nhập
Họ và tên
Mật khẩu
Xác nhận mật khẩu
Mã xác nhận
Tải lại captchaĐăng ký
Xin chào, !
Bạn đã đăng nhập với email:
Đăng xuất