Ngộ nhận là tai họa

04/08/2017 07:00 GMT+7

(giaidauscholar.com) - Một họa sĩ bạn tôi, hôm rồi ngồi cà phê đầu ngõ trò chuyện, tự nhiên anh bật ra: xét cho cùng thì sống là một cuộc nhận thức lâu dài để con người ta vượt qua sự ngộ nhận. Làm được thế thì mới có thể có đời sống an bình, mới có hạnh phúc cho mình!

Tôi bảo, nếu được như thế thì là giác ngộ rồi!

Ngộ nhận là mặt sau của giác ngộ, là mặt trái của sự hiểu biết, tai hại vô cùng. Ví dụ ngộ nhận về quyền lực thì dẫn đến lạm quyền. Lạm quyền thì gây ra đủ thứ tai họa. Ngộ nhận bây giờ trở nên phổ biến…

… Câu chuyện mới nóng ngày 26/7/2017, đoàn kiểm tra của UBND P.15, Q.Tân Bình, TP.HCM gồm: Cán bộ phường, công an phường và tổ dân phố đã bẻ khóa cổng nhà anh Đào Tuấn Anh (ngụ đường Phan Huy Ích) khi anh không có mặt ở nhà, để bắt 9 con gà Đông Tảo trị giá khoảng 10 triệu đồng đem đi tiêu hủy.

Chú thích ảnh
Cánh cán bộ "bẻ khóa" cổng nhà dân, bắt 9 con gà Đông Tảo. Ảnh cắt từ clip vụ việc

Khi được hỏi ông Lâm Việt Thảo, Chủ tịch UBND P.15, Q.Tân Bình, ông lý giải rằng đoàn kiểm tra đang thực hiện theo chỉ đạo trong chỉ thị 02/2015 của UBND Thành phố, còn có người trong đoàn bẻ khóa cổng là do có người ở nhà nhưng không chấp hành việc kiểm tra.

Mặc dù có lý do như thế, nhưng chiếu theo quy định của pháp luật thì khi khám xét nhà dân, phải có lệnh của Viện Kiểm sát, hoặc Tòa án nhân dân, Tòa án quân sự các cấp… Nói chung thì cấp chủ tịch phường là không quyết định được việc khám nhà dân.

Một hành vi vi phạm luật pháp quá rõ ràng vậy mà chủ tịch phường còn giải thích như thế thì đủ biết sự ngộ nhận về quyền hạn đã dẫn đến những hành vi vi phạm luật pháp như thế nào.

Giao thông trên đường không đội mũ là phạm luật. Phạm luật, họ vẫn là người dân chứ chưa phải tội phạm. Nhưng cảnh sát hoặc dân phòng sẵn sàng xuống tay bằng gậy ma-trắc có thể gây ra những hậu quả đáng tiếc. Những hành vi của người thi hành công vụ đó đã vượt quá giới hạn cần thiết để đảm bảo an toàn giao thông.

Ví dụ kể trên chỉ nói về ngộ nhận về quyền lực, nhưng trong cuộc sống muôn mặt này, sự ngộ nhận nào cũng gây ra nguy hiểm cả. Sự ngộ nhận này có ở khắp nơi, ở mọi tầng lớp đều rất dễ mắc. Khi có sự ngộ nhận thì đều gây ra những phức tạp không đáng có.

Có một chuyện thế này: Nhà cậu hàng xóm của tôi có giỗ, có hai cậu em trên quê xuống giúp làm cỗ. Họ bật nhạc loa thùng hết cỡ. Ầm ĩ quá, không ngồi yên làm việc được tôi mới đi ra, gọi qua bờ rào nhắc hai cháu hạ bớt volume. Nhưng vừa vào nhà thì tiếng loa tăng gấp rưỡi. Biết không ổn, tôi bỏ việc ra khỏi nhà, đợi khi cậu hàng xóm về, tôi nhắc nó, lúc ấy nó bảo: Chú ơi, mấy đứa trên quê chúng nó có biết gì đâu, nó còn cãi cháu với “lý luận” là, tôi mở nhạc nhà tôi, to bé là do tôi thích, đừng có can thiệp vào tự do của tôi!

Sự ngộ nhận về tự do của hai thằng bé nói trên làm tôi mất buổi làm việc!

Sự ngộ nhận nào cũng đều gây ra phiền toái, thậm chí tai họa. Hiện nay ngộ nhận lan tràn ở khắp nơi. Cả mấy ông nhận việc bảo vệ gác cổng cũng có lúc xưng hùng xưng bá khi trong tay được cầm chiếc gậy!

Hà Nội: Cầm dao xông vào nhà dân cứa cổ cướp tiền, bị bắt tại chỗ

Hà Nội: Cầm dao xông vào nhà dân cứa cổ cướp tiền, bị bắt tại chỗ

Khoảng 16 giờ 40 hôm nay (28/10), tổ tuần tra Công an phường Thanh Trì phối hợp cùng người dân trên phố Ngũ Nhạc (phường Thanh Trì, quận Hoàng Mai, Hà Nội) tóm gọn 1 trong 2 thanh niên có hành vi cướp giật vô cùng táo tợn.

Tất cả ở chỗ buông lỏng quản lý, ở chỗ giao việc giao quyền nhưng không giám sát chặt chẽ, nắm chắc chế tài để giảm đi sự ngộ nhận. Đã thế, sự việc xảy ra, cấp trên lại còn bao che, sợ mất thành tích, nên nó càng có cơ hội phát triển.

Ngộ nhận là tai họa không chỉ cho cá nhân mỗi người mà còn là di họa cho nhiều người.

Đỗ Đức
Thể thao & Văn hóa

Cùng chuyên mục
Xem theo ngày
Đọc thêm