29/01/2023 08:32 GMT+7 | Văn hóa Giải trí 247
Người có EQ cao luôn biết cách đối nhân xử thế. Ngay cả trong việc từ chối người khác, họ cũng khéo léo vô cùng nên ít khi làm mất lòng ai.
Bạn luôn cảm thấy khó khăn khi phải lên tiếng mỗi lúc gặp phải những tình huống muốn từ chối ai đó? Rõ ràng trong lòng bạn không muốn làm, nhưng bạn lại không thể khước từ nên phải miễn cưỡng đồng ý?
Chuyên gia tâm lý đã chỉ ra 4 thủ thuật cực hiệu quả để có thể nói từ chối một cách khéo léo, hiệu quả và quan trọng nhất là không làm mất lòng người khác. Người có EQ thường áp dụng những cách này nên dù ở đâu, làm gì, họ vẫn dễ dàng có được cảm tình của người khác.
Nếu bạn không thể nghĩ ra một lý do chính đáng để từ chối, thì hãy dựa vào người khác! Chẳng hạn như lấy danh nghĩa của người lớn tuổi hoặc cấp trên khác để từ chối, ví dụ: "Bố mẹ tôi muốn tôi về nhà trong tuần này nên tôi không thể tham gia buổi liên hoan này được", hoặc "Leader yêu cầu tôi hoàn thành báo cáo này trước nên tôi không còn thời gian để giúp bạn mất rồi".
Khi bạn lựa chọn cách này, việc từ chối của bạn là hợp tình hợp lý. Ngay cả khi bên kia muốn phàn nàn hoặc cảm thấy không vui, họ cũng không thể làm gì được.
Khi ai đó đưa ra yêu cầu với bạn, bạn có thể nhịn trước, sau đó đưa ra yêu cầu mà đối phương khó thực hiện hoặc không muốn thực hiện, để họ rút lui. Ví dụ, nếu bên kia nhờ mua đồ uống giúp, bạn có thể trả lời: “Vậy cậu mời tôi một ly đi, tôi sẽ mua giúp cậu".
Bằng cách này, bạn đã ném lại quyền lựa chọn cho bên kia. Và cho dù đối phương còn nhờ bạn giúp tiếp hay không thì ít nhất, bạn cũng không chịu thiệt.
Khi ai đó đưa ra yêu cầu quá đáng đối với bạn, nhưng đối phương lại là người mà bạn không thể làm phật ý, bạn có thể chia nhỏ yêu cầu của đối phương. Ví dụ như sếp yêu cầu bạn làm thêm giờ để hoàn thành công việc, hãy hỏi lại sếp muốn bạn làm trước phần nào và bạn sẽ hoàn thành những gì bạn có thể làm. Bên cạnh đó, bạn cũng có thể trao đổi, thảo luận lại với đối phương một cách uyển chuyển để không làm mất lòng người đó.
Khi muốn từ chối hoàn toàn yêu cầu của đối phương, bạn cũng có thể đưa ra một yêu cầu mà chắc chắn rằng đối phương cũng sẽ từ chối. Chẳng hạn như nếu đối phương muốn mượn ô tô của bạn, bạn có thể nói là dạo này bạn hơi "túng thiếu", muốn vay người đó mấy trăm triệu.
Khi đối phương cũng từ chối bạn, mỗi người từ chối một lần, đối phương sẽ cảm thấy trong lòng cân bằng hơn và không còn ép buộc bạn nữa. Điều đó có thể là được coi là sự tôn trọng cho giới hạn của lẫn nhau.
Nguồn: hk01
Đăng nhập
Họ và tên
Mật khẩu
Xác nhận mật khẩu
Mã xác nhận
Tải lại captchaĐăng ký
Xin chào, !
Bạn đã đăng nhập với email:
Đăng xuất