(TT&VH) - Nhà văn Lê Văn Nghĩa vừa xuất bản tập truyện trào phúng Tào lao xịt bộp. Từ thuở còn chưa biết đọc, tôi rất thích nghe “chuyện Trạng” hằng đêm do ông bà nội tôi kể. Khi được “xóa mù chữ”, tôi thích đọc các câu “chuyện Trạng” của nhà văn trào phúng người Thổ Nhĩ Kỳ Ezit Nêzin. Sau này tôi lại thích những nhân vật như điệp viên Không Không Thấy hay “doanh nhân” Đại Văn Mỗ của Lê Văn Nghĩa trên tờ báo trào phúng Tuổi Trẻ Cười.
Có thể nói, Lê Văn Nghĩa giống như “ngài” Ezit Nêzin không chỉ của riêng tôi mà còn của “tuổi trẻ thích cười”.
“Biết đùa” để thấy cuộc đời “tươi hơn”
Nhà văn Vũ Bằng có hồi ký 40 năm nói láo viết về cái nghề báo nhọc nhằm nhưng cũng đầy niềm vui mà ông cả đời “chung sống”. Lê Văn Nghĩa có “nói láo” lâu như vậy không? Ông Phạm Đức Hải - Tổng Biên tập báo Tuổi Trẻ “giới thiệu” như thế này: “Năm 1970, Lê Văn Nghĩa đang là học sinh trường Pétrus Ký (nay là trường Lê Hồng Phong, TP.HCM) - trường nam trung học công lập (dành cho nam giới) danh giá nhất miền Nam thời ấy - đã quyết định bỏ bút nghiên để gia nhập phong trào sinh viên, học sinh yêu nước đấu tranh chống Mỹ giành độc lập dân tộc. Năm 1972, anh bị chính quyền Sài Gòn bắt và đưa đi giam giữ ở khắp các nhà tù: Chí Hòa, Tân Hiệp, Côn Đảo. Sau 30/4/1975, do từng làm báo cho Tổng đoàn học sinh thời hoạt động phong trào, anh là một trong ba người đầu tiên được phân công về làm tờ Bản tin của Hội Liên hiệp thanh niên khu Sài Gòn - Gia Định. Đến ngày 2/9/1975, tờ Bản tin chuyển thành báo Tuổi Trẻ và Lê Văn Nghĩa làm việc đến hôm nay, anh làm thư ký toà soạn Tuổi Trẻ Cười từ năm 1990”.
Nhà văn Lê Văn Nghĩa và tác phẩmTào lao xịt bộp
Nếu xem 40 năm nói láo là cách nói “tượng trưng” của nhà văn Vũ Bằng, thì Lê Văn Nghĩa cũng đã “nói láo” ngang ngửa với tiền bối họ Vũ. Nhưng nhà báo Lê Văn Nghĩa có “nói láo” trong các tác phẩm trào phúng của mình không? Xin thưa rằng không, bởi ông muốn “trào lộng” những mặt trái của cuộc đời để cùng tin yêu vào những chân giá trị hơn. Vì như trong phần Cười cái sự đời ở cuốn sách Tào lao xịt bộp, Lê Văn Nghĩa bộc bạch: “Hầu hết các chuyện trong phần này đã được tôi viết từ những cảm hứng trong quá trình ghi nhận cuộc sống dưới đôi mắt một nhà báo. Từng ngày trôi qua với biết bao bộn bề. Chuyện tốt rất nhiều - và tôi tin phải nhiều hơn thì cuộc sống mới đi lên theo chiều hướng ngày càng tốt đẹp - nhưng chuyện xấu, chuyện không vui cũng cứ còn đó và sẽ là đề tài bất tận cho những ai chuyên nhìn cuộc đời với lăng kính trào phúng, như tôi”.
Có thể nói, Lê Văn Nghĩa viết truyện trào phúng để thấy cuộc đời “tươi hơn”, đó cũng là cách sống của những người “biết đùa” vậy.
Một người “đương thời” được “đời thương”
Không chỉ thể hiện trên tác phẩm của mình, ngoài đời Lê Văn Nghĩa cũng là một người “dễ thương” như nhận xét của nhiều đồng nghiệp.
Nhà văn Nguyễn Đông Thức kể: “Tháng 10/1978, chiến tranh biên giới Tây Nam ác liệt, tôi từ báo Tuổi Trẻ đi bộ đội. Một buổi sáng tinh mơ, trời còn mờ tối. Lê Văn Nghĩa đến tận nhà tiễn tôi đi, mặt buồn như đưa đám (sau đó lại còn có tin tôi hy sinh ở Campuchia!). Bộ mặt đó sau này cứ buồn thường xuyên, vậy mà lại được giao phụ trách tờ Tuổi Trẻ Cười!”.
Nhà văn Đoàn Thạch Biền thì nhận xét: “Tôi vẫn nghĩ viết truyện trào phúng khó hơn viết truyện bi thương, nên số lượng các nhà văn viết truyện trào phúng không nhiều. Lê Văn Nghĩa là một nhà văn viết truyện trào phúng có độc giả vì anh đã in được 12 tập truyện trào phúng. Những nhân vật do anh sáng tạo đã sống trong lòng bạn đọc: Điệp viên Không Không Thấy, ông Đại Văn Mỗ, cô Mộng Mơ. Dù tác giả tự nhận những truyện trào phúng của mình chỉ là chuyện “tào lao xịt bộp”, nhưng anh đã giúp cho bạn đọc có tiếng cười sảng khoái. Tôi đã xem tranh của Lê Văn Nghĩa và rất ngạc nhiên khi thấy anh không vẽ biếm họa mà lại vẽ tranh có hình tượng và màu sắc rất cô đơn. Phải chăng đó là cách anh cân bằng đời sống, để có thể tiếp tục cười khi sáng tác truyện trào phúng?”.
Thật vậy, Lê Văn Nghĩa còn vẽ tranh và “tài hoa” trên nhiều lĩnh vực khác. Nhà văn Trần Nhã Thụy - thế hệ đàn em của Lê Văn Nghĩa tiết lộ: “Cái thương hiệu Tuổi Trẻ Cười còn mạnh tới hôm nay không thể không nhắc đến “người đầu bếp” Lê Văn Nghĩa. Người viết truyện châm biếm, nếu không có tầm, có tâm dễ sa đà vào những đụng chạm “dân sự” rách việc. Nói như Khổng Tử: “Người thẳng thắn mà không giữ chữ lễ thì thành kẻ phá hoại”; thì tôi nghĩ Lê Văn Nghĩa là người rất biết giữ cái chữ Lễ ấy. Sống ở đời, giữ được chữ Lễ khó lắm thay”.
Chia sẻ của các đại biểu tham dự Diễn đàn Trí thức trẻ Việt Nam Toàn cầu lần thứ VI cho thấy, với họ, dù đang sống và làm việc ở đâu trên thế giới, trách nhiệm đóng góp cho sự phát triển của đất nước luôn là mối quan tâm thường trực.
Ngày 19/7, một nhóm công tố viên đặc biệt tiếp tục truy tố cựu Tổng thống Hàn Quốc Yoon Suk Yeol với các cáo buộc lạm dụng quyền lực và cản trở thực thi pháp luật liên quan tới lệnh thiết quân luật khẩn cấp ngày 3/12/2024.
Khó có thể dự đoán được điểm chuẩn tăng hay giảm hoặc tăng, giảm ở mức độ nào bởi điểm chuẩn năm nay bị tác động vào nhiều yếu tố, từ phổ điểm thi, số lượng thí sinh đăng ký xét tuyển đến việc không còn xét tuyển sớm mà xét tuyển chung một đợt.
Theo tin mới nhất do Sở Cứu hỏa Los Angeles (LAFD) cung cấp, đã có 28 người bị thương trong vụ một chiếc ô tô lao vào đám đông người đi bộ rạng sáng 19/7 tại Los Angeles (Mỹ).
HLV Kim Sang Sik giữ cho các học trò “đôi chân trên mặt đất” khi khẳng định rằng đội U23 Việt Nam phải tập trung vào chính mình, bám sát các kế hoạch đã đề ra thay vì sớm nghĩ đến đối thủ ở vòng bán kết.
Một pha bật cao đánh đầu gọn gàng, một cú đặt lòng cực chính xác, trung vệ Nguyễn Hiểu Minh xứng đáng nhận danh hiệu Cầu thủ hay nhất trong trận U23 Việt Nam thắng U23 Lào 3-0.
giaidauscholar.com cập nhật chi tiết Lịch thi đấu bóng chuyền SEA V.League 2025 chặng 2 (giải vô địch bóng chuyền Đông Nam Á 2025) của ĐT bóng chuyền nam Việt Nam ngày 20/7.
FIFA đã chính thức công bố Chelsea là nhà vô địch Club World Cup "đầu tiên trong lịch sử". Và các quán quân trước đó như MU, Liverpool, Man City, Barcelona... đều không được công nhận là vô địch thế giới.
Thực hiện Chương trình làm việc toàn khóa, Hội nghị lần thứ 12 Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XIII họp từ ngày 18/7 đến ngày 19/7/2025 tại Thủ đô Hà Nội. Đồng chí Tổng Bí thư Tô Lâm chủ trì và có bài phát biểu quan trọng khai mạc, bế mạc Hội nghị.