29/04/2016 11:42 GMT+7 | Văn hoá
(giaidauscholar.com) - Từ lâu, Nguyễn Nhật Ánh luôn xác định ông là nhà văn của tuổi thơ, nên luôn cố gắng giữ cho tâm hồn và đầu óc trong trẻo nhất để viết. Chính vì vậy, ông không quan tâm đến những con số bạc tiền, dù tác phẩm đó được dựng thành phim doanh thu hàng chục tỷ đồng hay các cuốn sách của ông in hàng trăm ngàn bản.
Nhà văn Nguyễn Nhật Ánh, cho biết ông đang quan tâm chờ đợi khâu biên kịch Cô gái đến từ hôm qua hơn là tay nghề của đạo diễn, vì ông đã xem Em là bà nội của anh nên khá yên tâm. Cô gái đến từ hôm qua in từ năm 1990 đến nay đã hơn 200 ngàn bản và được Đại học Moscow State (Nga) chọn làm giáo trình dạy tiếng Việt, phim này đang trong giai đoạn tuyển diễn viên.
Truyện của Nguyễn Nhật Ánh được nhiều nhà sản xuất phim và đạo diễn chú ý. Các truyện dài Mắt biếc, Thiên thần nhỏ của tôi, Bảy bước tới mùa Hè… cũng được các nhà làm phim đánh tiếng và thương thảo ký hợp đồng. Trước đó, phim truyền hình dài tập Kính vạn hoa cũng tạo nên sức hút với khán giả xem đài.
Thường thì, khi một tác phẩm văn học được dựng thành phim, nhà văn rất quan tâm đến diện mạo đứa con tinh thần của mình. Chưa kể các quyền lợi kinh tế liên quan sẽ được chú trọng. Nhưng với Nguyễn Nhật Ánh, ông lại gần như không quan tâm đến chuyện tiền bạc khi sách được dựng thành phim.
Trong việc thương thảo hợp đồng với các nhà làm phim, nhà văn Nguyễn Nhật Ánh đã ủy thác cho NXB Trẻ làm việc với đối tác cho các tác phẩm phái sinh từ tác phẩm gốc. Nhà văn cho biết, ông chỉ muốn tập trung cho việc viết, hơn là bị chi phối vào những con số bạc tiền; mà chuyện tính toán không phải là chuyên môn của ông. Thật vậy, ngay cả các hợp đồng in sách với các nhà xuất bản, nhà văn cũng không trực tiếp làm việc này.
2. Dù sách in hàng trăm ngàn bản mỗi tác phẩm, được chuyển thể thành phim có doanh thu khủng… nhưng khi chúng tôi quan tâm đến thu nhập của nhà văn, Nguyễn Nhật Ánh cười tươi: “Không phải vì hợp đồng kinh tế không được tiết lộ con số, nhưng nói thật lòng là mình không nhớ mình được bao nhiêu tiền khi in sách rồi sách được làm phim. Thậm chí, mình cũng không rõ trong túi mình có bao nhiêu tiền nữa”.
Nhà văn không quan tâm đến tiền tác quyền nhưng ông lại rất quan tâm đến người đọc sách và xem phim của mình.
Cách nay mấy hôm, nhà văn có buổi giao lưu với các diễn viên nhí trong phim Tôi thấy hoa vàng trên cỏ xanh tại tiệm sách Kính Vạn Hoa của ông. Tại đây, nhà văn gặp một độc giả, khán giả đặc biệt.
Chụp hình với độc giả này xong, nhà văn cho biết: “Cô bé này nghe tin sáng nay ở tiệm sách Kính Vạn Hoa có buổi giao lưu với mình, nhà thơ Lê Minh Quốc và 3 bạn diễn viên Thịnh Vinh (vai Thiều), Thanh Mỹ (vai Mận) và Trọng Khang (vai Tường) trong phim Tôi thấy hoa vàng trên cỏ xanh, nên tối hôm qua đã kêu mẹ soạn bộ váy áo “công chúa” để cô bé mặc. Vì cô bé đọc truyện, coi phim rất thích “phò mã” Tường (Trọng Khang đóng) nên sáng nay cô mặc đồ công chúa (giống “công chúa” Nhi trong phim) để đi gặp “phò mã” Tường. Tiếc là diễn viên Trọng Khang đi quay phim ở Hóc Môn không về kịp nên “công chúa” không gặp được “phò mã”.
Từ lâu, Nguyễn Nhật Ánh luôn xác định ông là nhà văn của tuổi thơ và với một nhà văn chuyên nghiệp như Nguyễn Nhật Ánh, chuyện bạc tiền có nhiều hay ít không quan trọng bằng có viết được tác phẩm và tác phẩm đó có được người đọc đón nhận hay không.
Hoàng Nhân
Thể thao & Văn hóa
Đăng nhập
Họ và tên
Mật khẩu
Xác nhận mật khẩu
Mã xác nhận
Tải lại captchaĐăng ký
Xin chào, !
Bạn đã đăng nhập với email:
Đăng xuất