Những món ăn Sài Gòn nhắc đến là thèm

28/09/2016 21:53 | Ẩm thực

(Dulich - giaidauscholar.com) - Sài Gòn hay thành phố Hồ Chí Minh giống như một “thiên đường ăn uống” thu nhỏ của Việt Nam. Ở xứ này, người ta chưa kịp thưởng thức hết những món ngon thì những món lạ đã tới tấp xuất hiện.

Nếu du lịch tới thành phố Hồ Chí Minh mà không “phải lòng” ẩm thực ở đây, xem ra bạn chưa hiểu hết mảnh đất này. Cùng khám phá những món ngon được xem như tâm hồn của thành phố; những món ngon mà hễ “nhắc đến là thèm” để xem bạn hiểu Sài Gòn mấy phần nhé!

Cơm tấm

Cơm tấm là món ăn đặc trưng và không thể thiếu khi nhắc tới ẩm thực của Sài Thành. Cơm tấm phổ biến đến nỗi từ sáng cho tới tối, hễ đói bụng là người ta có thể nghĩ ngay tới nó. Món ăn được làm từ gạo tấm ăn kèm với sườn hoặc trứng ốp la.

Các quán ăn ở Sài Gòn ngày nay đã chế biến ra thêm nhiều món cơm tấm phong phú hơn như: cơm tấm sườn chả bì, cơm tấm gà quay… Cơm tấm ngon không phải nhờ cơm hay sườn mà chính là nhờ thứ nước chấm ăn kèm được rưới lên. Nước mắm chua ngọt được chế biến cầu kì, đánh thức vị giác của những thực khách và khiến người ta phải ngạc nhiên về hương vị của nó.


Phá lấu

Phá lấu là món ăn đặc trưng của người Sài Gòn; được làm từ nội tạng bò hoặc heo được nấu với các hương liệu tự nhiên như quế, hồi… để khử mùi. Phá lấu thường được ăn kèm với bánh mì. Nếu bạn là một “tín đồ” của những món xốt vang, chắc chắn bạn sẽ mê mẩn món phá lấu này.


Bánh tráng trộn

Bánh tráng trộn là món ăn vặt phổ biến nhất ở Sài Gòn. Đi đâu bạn cũng có thể bắt gặp người ta ăn bánh tráng; từ đường phố cho tới trước cửa công viên, trường học…; từ người già, người trẻ cho tới trẻ con. Bánh tráng trộn là sự kết hợp hoàn hảo của những loại nguyên liệu đơn giản: bánh tráng khô, rau dăm, xoài chua, bò khô, trứng cút, muối tôm, đậu phộng và hành phi. Nếu bánh tráng trộn không phải là “đệ nhất” trong những món ăn vặt ở Sài Gòn thì thật khó để lựa chọn một “ứng cử viên” khác.


Hủ tiếu

Nếu như ở Hà Nội, đi đâu người ta cũng thấy phở thì ở Sài Gòn, đâu đâu cũng bắt gặp những tiệm hay đôi khi chỉ là những chiếc xe đẩy bán hủ tiếu. Nổi tiếng nhất có lẽ vẫn là hủ tiếu Nam Vang – món ăn được bắt nguồn từ Campuchia nhưng lại do người Hoa sống ở Sài Gòn chế biến. Thịt heo, tôm, trứng cút khiến tô hủ tiếu như thêm đậm đà; chưa kể vô số loại rau ăn kèm như: xà lách, cần, giá, hẹ… tươi ngon.


Mỳ vịt tiềm

Mì vịt tiềm là một món ăn rất đặc biệt gần như chỉ có thể tìm thấy quán ăn ngon ở Sài Gòn. Vịt được hầm kĩ, thớ thịt mềm ngọt và đậm đà gia vị; cho dù thực khách khó tính nhất cũng sẽ phải hài lòng.


Bún mắm

Mặc dù Sài Gòn không phải là quê hương của bún mắm nhưng đây cũng là một trong những món ngon nhất định phải thử ở đây. Với những ai chưa quen, mùi của mắm sẽ làm họ sợ nhưng chỉ cần thử, nỗi lo sẽ tiêu tan. Nước dùng để chế biến bún mắm được chế từ cá linh, cá lóc hay cá sặc…nấu cho nhừ thịt rồi lược lấy phần nước trong, nêm gia vị sao cho vừa miệng. Điểm nhấn đặc biệt nhấn khiến người ta nhớ đến bún mắm Sài Gòn có lẽ là ở những thứ rau sống ăn kèm: bông súng, kèo nèo, bắp chuối thái sợi…


Bánh xèo

Bánh xèo ở Sài Gòn không giống bánh xèo ở bất kì xứ nào khác. Không ở đâu mà miếng bánh xèo lại khiến người ta “choáng ngợp” đến thế bởi kích thước của nó bằng đúng đường kính chiếc chảo tráng bánh. Nguyên liệu bên trong nhân bánh xèo cũng giống như mọi nơi, gồm: tôm, thịt, giá đỗ…nhưng rau ăn kèm thì không đâu giống vậy. Bánh xèo Sài Gòn đôi khi được ăn kèm với rau cải, một chút cay cay tê tê hay rau cách chua nhẹ.


Banh-khoai

Hàu né là một món ăn khá mới lạ ở Sài Gòn, khiến những “tín đồ” ăn uống ở thành phố này phải nhấp nhổm nếu chưa được thưởng thức. Một suất ăn thường có 4 đến 5 con hàu tươi ngon xếp quanh một quả trứng ốp la sau đó được rưới lên một lớp nước sốt chua ngọt béo ngậy. Hàu né bắt mắt hơn nhờ một vài cọng hành tây và rau mùi điểm xuyết; ăn kèm bánh mì. Nếu như Hà Nội có bánh mì chảo trứ danh thì Sài Gòn cũng tự hào có hàu né vừa lạ tai, vừa lạ miệng; không hổ danh “thiên đường ăn uống”.


Bích Ngọc - Vietnamtourism Hanoi

Tin cùng chuyên mục

Cuộc cách mạng thuần chay tại nhà hàng trứ danh nước Pháp

Cuộc cách mạng thuần chay tại nhà hàng trứ danh nước Pháp

Giới ẩm thực Pháp đang chứng kiến một bước dấu mốc lịch sử khi đầu bếp nổi tiếng thế giới Alain Passard quyết định loại bỏ gần như toàn bộ sản phẩm từ động vật khỏi thực đơn của Arpège – nhà hàng 3 sao Michelin trứ danh tại Paris.

Ẩm thực và văn hóa giúp thu hút khách du lịch tới Malaysia

Ẩm thực và văn hóa giúp thu hút khách du lịch tới Malaysia

Với mục tiêu đưa Malaysia trở thành trung tâm của ẩm thực và văn hóa trong khu vực, chính phủ nước này đã khởi động sáng kiến "Spice & Soul of Malaysia" nhằm quảng bá sự đa dạng của văn hóa địa phương, đồng thời là bước chuẩn bị cho Năm Du lịch Malaysia (VM2026) vào năm tới.

Bún bò Huế là Di sản văn hóa quốc gia

Bún bò Huế là Di sản văn hóa quốc gia

Bún bò Huế là món ăn nổi tiếng cả trong nước và quốc tế, là kết tinh của hàng trăm năm tri thức dân gian, phản ánh sâu sắc tâm hồn, phong cách sống và văn hóa ẩm thực của người Huế.

Đặc sắc Tuần lễ ẩm thực “Hương vị Peru” tại Hà Nội

Đặc sắc Tuần lễ ẩm thực “Hương vị Peru” tại Hà Nội

Tuần lễ ẩm thực "Hương vị Peru" lần thứ 2 tại châu Á ("Flavors of Peru"- II Edition Asia) được tổ chức từ ngày 9-13/7 tại Hà Nội nhân kỉ niệm 204 năm ngày Quốc khánh nước Cộng hòa Peru.

Di sản ẩm thực phố cổ Hà Nội (Kỳ 3 & hết): Nhận diện và tôn vinh các thương hiệu ẩm thực

Di sản ẩm thực phố cổ Hà Nội (Kỳ 3 & hết): Nhận diện và tôn vinh các thương hiệu ẩm thực

Giữ gìn và phát huy giá trị di sản ẩm thực phố cổ là nhiệm vụ được TP Hà Nội đặc biệt quan tâm.

Nghề làm bánh cuốn Thanh Trì, Hà Nội: Di sản Văn hóa phi vật thể quốc gia

Nghề làm bánh cuốn Thanh Trì, Hà Nội: Di sản Văn hóa phi vật thể quốc gia

Nghề làm bánh cuốn Thanh Trì của Hà Nội vừa được đưa vào danh mục Di sản Văn hóa phi vật thể quốc gia thuộc loại hình Tri thức dân gian, Nghề thủ công truyền thống.

Di sản ẩm thực phố cổ Hà Nội (kỳ 2): Trên hành trình định vị thương hiệu

Di sản ẩm thực phố cổ Hà Nội (kỳ 2): Trên hành trình định vị thương hiệu

Từ những gian bếp nhỏ trong nếp nhà xưa, ẩm thực phố cổ Hà Nội đã bước vào hành trình định danh, vượt ra khỏi giới hạn gia đình để trở thành biểu tượng văn hóa, chinh phục thực khách trong và ngoài nước.

Di sản ẩm thực phố cổ Hà Nội (kỳ 1): Từ những "nếp nhà"…

Di sản ẩm thực phố cổ Hà Nội (kỳ 1): Từ những "nếp nhà"…

Với rất đông thực khách, những món ăn như chả cá Lã Vọng, cà phê trứng... bấy lâu nay đã trở thành hình ảnh biểu trưng cho hệ giá trị ẩm thực phố cổ nói riêng và Hà Nội nói chung.

Tin mới nhất

Cuộc cách mạng thuần chay tại nhà hàng trứ danh nước Pháp

Cuộc cách mạng thuần chay tại nhà hàng trứ danh nước Pháp

Giới ẩm thực Pháp đang chứng kiến một bước dấu mốc lịch sử khi đầu bếp nổi tiếng thế giới Alain Passard quyết định loại bỏ gần như toàn bộ sản phẩm từ động vật khỏi thực đơn của Arpège – nhà hàng 3 sao Michelin trứ danh tại Paris.

Khai thác giá trị văn hóa trong phát triển sản phẩm du lịch đặc thù

Khai thác giá trị văn hóa trong phát triển sản phẩm du lịch đặc thù

Trong bối cảnh cạnh tranh toàn cầu ngày càng gay gắt, sản phẩm mang dấu ấn văn hóa riêng biệt chính là yếu tố tạo nên sự khác biệt, nâng cao sức cạnh tranh và vị thế của Việt Nam trên bản đồ du lịch quốc tế.

Du lịch Hạ Long cam kết phục vụ an toàn cho du khách

Du lịch Hạ Long cam kết phục vụ an toàn cho du khách

Hiệp hội Du lịch tỉnh Quảng Ninh vừa có thư ngỏ gửi tới các du khách, doanh nghiệp kinh doanh du lịch trong nước và quốc tế khẳng định tiếp tục nỗ lực triển khai đồng bộ các giải pháp đảm bảo an toàn cao nhất cho mọi hoạt động du lịch, đặc biệt là du lịch biển đảo và cam kết mang tới cho du khách sự an tâm với chất lượng phục vụ và trải nghiệm tốt nhất.

Đại sứ Du lịch Việt Nam tại Hàn Quốc Lý Xương Căn nhận bằng khen của Bộ VHTTDL

Đại sứ Du lịch Việt Nam tại Hàn Quốc Lý Xương Căn nhận bằng khen của Bộ VHTTDL

Ngày 25/7, Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch tổ chức lễ trao Bằng khen của Bộ trưởng cho ông Lý Xương Căn - Đại sứ Du lịch Việt Nam tại Hàn Quốc.

Hà Nội đón gần 3 triệu lượt khách, doanh thu vượt 10 nghìn tỷ đồng trong tháng 7/2025

Hà Nội đón gần 3 triệu lượt khách, doanh thu vượt 10 nghìn tỷ đồng trong tháng 7/2025

Ngành du lịch Thủ đô vừa công bố những con số hết sức ấn tượng trong tháng 7, khẳng định vị thế là điểm đến hàng đầu của cả khách nội địa và quốc tế.

Ironman Nghĩa Nguyễn: Tổ chức các giải quốc tế giúp hình ảnh đất nước được lan tỏa

Ironman Nghĩa Nguyễn: Tổ chức các giải quốc tế giúp hình ảnh đất nước được lan tỏa

"Việt Nam tổ chức các giải Ironman quốc tế mang lại rất nhiều lợi ích cho kinh tế và du lịch, thu hút các vận động viên quốc tế tham gia hằng năm, giúp hình ảnh đất nước được lan tỏa".

Hội thảo xúc tiến du lịch Quảng Ninh tại Hàn Quốc: Gắn kết văn hóa – mở rộng thị trường

Hội thảo xúc tiến du lịch Quảng Ninh tại Hàn Quốc: Gắn kết văn hóa – mở rộng thị trường

Trong khuôn khổ chiến dịch quảng bá du lịch quốc tế năm 2025, tỉnh Quảng Ninh đã tổ chức thành công hội thảo xúc tiến du lịch tại Hàn Quốc với chủ đề "Shape of Quang Ninh".

Về đất thiêng Côn Đảo bồi đắp thêm tình yêu quê hương, đất nước

Về đất thiêng Côn Đảo bồi đắp thêm tình yêu quê hương, đất nước

Đến với Côn Đảo vào những ngày của tháng 7 là tìm về một “địa chỉ đỏ” linh thiêng của Tổ quốc. Hòn đảo với vẻ đẹp biển xanh, cát trắng từng là “địa ngục trần gian”, nơi giam cầm, đày ải và chứng kiến sự hy sinh của hàng vạn chiến sĩ cách mạng và đồng bào yêu nước.

Bảo tồn, trao truyền giá trị Khu di tích Côn Sơn - Kiếp Bạc

Bảo tồn, trao truyền giá trị Khu di tích Côn Sơn - Kiếp Bạc

Quần thể di tích và danh thắng Yên Tử - Vĩnh Nghiêm - Côn Sơn, Kiếp Bạc của Việt Nam vừa được Tổ chức Giáo dục, Khoa học và Văn hóa của Liên hợp quốc công nhận là Di sản Văn hóa thế giới.

Người Singapore tiếp tục sở hữu hộ chiếu quyền lực nhất thế giới

Người Singapore tiếp tục sở hữu hộ chiếu quyền lực nhất thế giới

Theo Chỉ số Hộ chiếu Henley công bố ngày 22/7, người Singapore tiếp tục sở hữu hộ chiếu quyền lực nhất thế giới, với quyền miễn thị thực hoặc cấp thị thực tại sân bay đến 193/227 điểm đến trên toàn cầu.