Chú trọng chăm sóc người bệnh Covid-19 nặng để giảm thiểu tử vong

01/10/2021 20:17 GMT+7 | Trong nước

(giaidauscholar.com) - “Chăm sóc bệnh nhân nặng và nguy kịch là một trong những nhiệm vụ quan trọng trong chiến lược giảm tử vong ở bệnh nhân COVID-19 và là mục tiêu hàng đầu của công tác điều trị COVID-19 trong suốt thời gian qua”.

Dịch Covid-19 tối 1/10: Trong ngày ghi nhận 136 ca tử vong, số bệnh nhân khỏi đạt kỷ lục mới

Dịch Covid-19 tối 1/10: Trong ngày ghi nhận 136 ca tử vong, số bệnh nhân khỏi đạt kỷ lục mới

Báo Thể thao và Văn hóa (TTXVN) liên tục cập nhật những thông tin mới nhất về tình hình dịch bệnh Covid-19 trong nước. Mời quý vị độc giả chú ý theo dõi.

Đây là khẳng định của Phó Giáo sư, Tiến sĩ Lương Ngọc Khuê, Phó Chủ tịch Hội đồng Y khoa Quốc gia, Cục trưởng Cục quản lý Khám, chữa bệnh tại buổi tập huấn trực tuyến điều dưỡng chăm sóc người bệnh COVID-19 mức độ nặng và nguy kịch, ngày 1/10 tại Trung tâm điều hành trực tuyến hỗ trợ chẩn đoán và điều trị COVID-19, Bộ Y tế.

Hơn 120 học viên và đại diện lãnh đạo 12 Sở Y tế đã tham dự buổi tập huấn với các chuyên gia đến từ Cục Quản lý Khám chữa bệnh, Tổ chức Y tế thế giới tại Việt Nam; các Trung tâm hồi sức COVID-19, Hội Kiểm soát Nhiễm khuẩn Thành phố Hồ Chí Minh.

Chú thích ảnh
Nhiều bệnh nhân COVID-19 nặng kèm theo các bệnh lý nền khác nên công tác điều trị càng thêm khó khăn. Ảnh: Minh Quyết/TTXVN

Phó Giáo sư, Tiến sĩ Lương Ngọc Khuê cho biết, trong đợt dịch thứ 4, Bộ Y tế đã cử gần 20.000 cán bộ y tế hỗ trợ các tỉnh phía Nam, trong đó đội ngũ điều dưỡng, kỹ thuật viên chiếm tỷ lệ 2/3. 12 trung tâm hồi sức COVID-19 đã huy động đội ngũ điều dưỡng có kinh nghiệm để chăm sóc hàng ngàn bệnh nhân nặng. Nhờ đó đến nay, các Trung tâm hồi sức COVID-19 đã giảm số lượng bệnh nhân nặng, các ca tử vong đã có xu hướng giảm.

Theo Phó Giáo sư, Tiến sĩ Lương Ngọc Khuê, trong tình hình mới khi các bệnh viện phải thực hiện phương án tách đôi bệnh viện và sẵn sàng 4 tại chỗ, đội ngũ điều dưỡng cần phải trang bị kỹ năng, kinh nghiệm chăm sóc để luôn chủ động trong hoạt động chăm sóc người bệnh COVID-19.

Tiến sĩ Satoco Otsu, Trưởng nhóm bệnh truyền nhiễm mới nổi, Văn phòng Tổ chức Y tế thế giới tại Việt Nam cho biết, biến chủng Delta đã gây ra những khó khăn cho tất cả hệ thống y tế trên thế giới, trong đó có Việt Nam. Trong tình hình mới, các bệnh viện cần xem xét tất cả các quá trình chuẩn bị, những khó khăn, hạn chế để có những bước chuẩn bị sẵn sàng. Đội ngũ điều dưỡng cần trang bị kiến thức và kỹ năng chăm sóc người bệnh để hỗ trợ công tác điều trị, giảm tử vong do COVID-19.

Trong thời gian từ 1-5/10, các học viên được trang bị kiến thức về máy thở, xử trí báo động máy thở, chăm sóc bệnh nhân sốc nhiễm trùng, bệnh nhân viêm đường hô hấp cấp tiến triển, phòng ngừa và kiểm soát lây nhiễm, phục hồi chức năng cho người bệnh COVID-19. Bên cạnh đó, các học viên cũng được tiếp nhận các kỹ năng về chăm sóc người nhiễm SAR-COV2 thở máy, chăm sóc bệnh nhân cai thở máy, người bệnh cần lọc máu cấp cứu, theo dõi, ghi chép, sử dụng bơm tiêm điện, máy theo dõi, chăm sóc thai phụ nhiễm COVID-19…

Lê Hảo/TTXVN

Cùng chuyên mục
Xem theo ngày
Đọc thêm