Sao ca nhạc Anh cùng nhau lên tiếng phản đối nạn phân biệt chủng tộc

03/08/2020 11:43 GMT+7 | Văn hoá

(giaidauscholar.com) - Hơn 700 nhân vật trong giới âm nhạc Anh, bao gồm ngôi sao nhạc pop Rita Ora, thành viên ban nhạc One Direction (1D) Niall Horan và nhà sản xuất Nile Rodgers, đã cùng nhau lên tiếng kêu gọi xóa bỏ nạn phân biệt chủng tộc, với thông điệp "im lặng không phải là một lựa chọn".  

Biểu tình phản đối phân biệt chủng tộc lan rộng tại châu Âu

Biểu tình phản đối phân biệt chủng tộc lan rộng tại châu Âu

Cùng với làn sóng biểu tình tại Mỹ sau cái chết của người đàn ông gốc Phi George Floyd tại thành phố Minneapolis, thuộc bang Minnesota tuần trước, người dân tại nhiều thành phố khắp châu Âu đã xuống đường tuần hành ngày 7/6 nhằm kêu gọi sự đối xử công bằng giữa các sắc tộc.

Các nhân vật trên đã cùng ký vào một bức thư đăng trên báo Sunday Times của Anh với nội dung phản đối tình trạng phân biệt đối xử và sự lạm dụng. Theo đó, các nhạc sĩ và nhiều nhân vật khác trong làng nhạc Anh nhấn mạnh rằng tất cả các hình thức phân biệt chủng tộc đều có cùng nguồn gốc là sự thiếu hiểu biết, thiếu giáo dục.

Họ tuyên bố :"Chúng tôi cùng nhau cất cao tiếng nói, cùng nhau nhận trách nhiệm và đoàn kết để xóa bỏ nạn phân biệt chủng tộc. Im lặng không phải là một lựa chọn".   

Bức thư trêm được đưa ra sau khi ca sĩ nhạc rap nổi tiếng người Anh Wiley bị cấm tham gia mạng xã hội do đăng tải một loạt nội dung bài Do Thái. Ngày 29/7 Wiley đã bày tỏ xin lỗi và khẳng định mình không phải là người phân biệt chủng tộc.   

Tham gia ký tên vào bức thư trên có nhóm nhạc nữ Little Mix, ca sĩ-nhạc sĩ Lewis Capaldi, Olly Murs, Jess Glynne, Alex James của ban nhạc Blur và nhạc sĩ Goldie, cũng như đại diện các hãng xuất bản âm nhạc bao gồm EMI, Sony Music UK và Warner Music UK.  

Chú thích ảnh
Nhóm nhạc nữ Little Mix

Hành động của các nghệ sĩ Anh nối tiếp các phong trào lan rộng trên toàn cầu chống chủ nghĩa phân biệt chủng tộc sau cái chết của người đàn ông da màu George Floyd sau khi bị cảnh sát bắt giữ ở thành phố Minneapolis của Mỹ gây ra ngày 25/5.   

Khoảng 4 thập kỷ trước đây, các nhạc sĩ Anh cũng đã cùng nhau tham gia phong trào văn hóa "Rock Against Racism" phản đối tình trạng bài ngoại.    

Một số nhóm nhạc tại Mỹ và Anh đã đổi tên do chữ trong tên nhóm có liên quan đến phân biệt đối xử. Nhóm nhạc đồng quê Lady Antebellum đã đổi tên thành Lady A vì chữ "Antebellum" gợi nhớ giai đoạn đen tối của người da màu tại Mỹ. Tại Anh, DJ Joey Negro đã bỏ nghệ danh và sử dụng tên thật Dave Lee.

Trần Quyên/TTXVN

Cùng chuyên mục
Xem theo ngày
Đọc thêm