13/09/2014 13:01 GMT+7
(giaidauscholar.com) - Cùng là hai trong số những đội bóng giàu truyền thống nhất lịch sử bóng đá Anh, nhưng vị thế giữa Liverpool và Aston Villa đã trở nên khác biệt hoàn toàn trong những năm qua.
Tuy nhiên, khi họ đối đầu trong một trận đấu cụ thể ở Anfield, mọi khoảng cách hình ảnh đều trở nên vô nghĩa...
"Kẻ tiêu diệt ông lớn"
Vì sao khoảng cách vị thế của họ lại trở nên vô nghĩa? Rất đơn giản, Aston Villa đã bất bại trong 3 lần gần nhất làm khách trên sân Anfield - thành tích vô cùng bất ngờ. Tuy nhiên, nếu xét toàn bộ thành tích thi đấu của đội bóng áo tím-xanh trong triều đại Paul Lambert, đây là điều không còn quá lạ lẫm, bởi họ đã gây bất ngờ cho rất nhiều “ông lớn” khác của Ngoại Hạng Anh. Tiêu biểu nhất chính là mùa giải trước, khi Villa 3 lần gây sốc trước các đại gia như Arsenal, Manchester City và Chelsea.
Khác với thời Martin O’Neill, khi cuộc chơi còn rộng cửa với những đội bóng được xây dựng theo phương pháp truyền thống (đặt nặng đào tạo trẻ bài bản và tuyển mộ cầu thủ tiềm năng) thì HLV Paul Lambert phải lèo lái con thuyền Villa trong hoàn cảnh rất phức tạp. Premier League xuất hiện quá nhiều những thế lực dựa dẫm vào tiền để tiến lên còn sự đa dạng chiến thuật thì đặc biệt vượt xa thời kỳ cũ. Muốn tồn tại trong môi trường này, phải có được một chiến thuật hiệu quả để đảm bảo trụ hạng. Dài lâu hơn, phải có một tập thể gắn kết và liên tục cải thiện chất lượng theo thời gian.
Với Lambert tại Villa, phong cách phản công nhanh dựa trên tốc độ của những “máy chạy” như Gabby Agbonlahor, Andreas Weimann, Fabian Delph... được lựa chọn. Họ thường co cụm trên sân nhà để hứng chịu những pha tấn công, qua đó dụ đối thủ dâng cao để dễ dàng phản công. Cách làm này đặc biệt hữu dụng trước những đội bóng lớn.
Điều khiến Villa gặp nhiều khó khăn trong các mùa giải đã qua thực chất gồm ba vấn đề. Thứ nhất, ngân quỹ mua sắm của họ quá hạn hẹp, vì vậy những cầu thủ tầm khá nằm xa tầm với. Thứ hai, những tài năng trẻ săn tìm được lại chưa có nhiều kinh nghiệm. Và cuối cùng, các trụ cột như Christian Benteke hay Charles N’Zogbia đã dính quá nhiều chấn thương.
Năm nay, mọi thứ đã có phần khá khẩm hơn với HLV Lambert và các học trò. Mang về những cái tên đã chinh chiến lâu năm tại Ngoại Hạng Anh như Philippe Senderos, Kieran Richardson hay Darrent Bent là một phương án vừa tích kiệm vừa “gãi đúng chỗ ngứa”. Trong khi đó, các tài năng trẻ Nathan Baker, Ashley Westwood, Leandro Bacuna và đặc biệt là Fabian Delph đang bắt đầu bước vào độ tuổi 23-24 với những kinh nghiệm quí báu sau không dưới 2 mùa đá chính.
7 điểm sau 3 trận đầu tiên dĩ nhiên là thành tích tuyệt vời cho đội chủ sân Villa Park. Họ sẽ bước vào 5 vòng đấu tử thần trước mắt khi lần lượt đối đầu với 5 đội đứng đầu Ngoại Hạng Anh mùa trước. Thử thách đầu tiên là Liverpool.
“Học sinh chuyên cần”
Nếu có một điều có thể nói về Brendan Rodgers trong quá trình xây dựng Liverpool thì đó chắc chắn là việc ông luôn tự phát hiện và tìm cách sửa chữa, thay đổi những khuyết điểm tồn tại trên sân cỏ. Như một học sinh chăm ngoan không bao giờ chấp nhận những sai sót cũ, Rodgers hẳn đã tự “học bài cũ” đầy đủ trước trận gặp Villa.
Sự chăm chỉ mầy mò của ông đã được thể hiện ở mùa trước, khi ông liên tục tìm lời giải cho bài toán đố về sơ đồ chiến thuật. 4-2-3-1, rồi 3-4-1-2, rồi 4-4-2 cổ điển và sau cùng, 4-4-2 kim cương đang trở thành một “cơn sốt” lan tới cả cấp ĐTQG.
Điều khiến Liverpool nhận những kết quả tồi trước Villa hai mùa qua là sự thiếu ổn định. Mùa 2012-13 là về nhân sự. Mùa 2013-14, trận hòa 1-1 tại Anfield cũng là lần đầu tiên 4-4-2 kim cương được áp dụng. Steven Gerrard và Jordan Henderson khi ấy còn tỏ ra vụng về vì sơ đồ mới, nhưng sau nửa năm, họ đã hoàn toàn khác biệt.
Thiếu Daniel Sturridge, không loại trừ khả năng Liverpool sẽ chuyển sang sơ đồ 4-3-3 với Mario Balotelli đá cắm. “Học bài” chưa? Họ cần tự trả lời...
Dũng Lê
Thể thao & Văn hóa
Đăng nhập
Họ và tên
Mật khẩu
Xác nhận mật khẩu
Mã xác nhận
Tải lại captchaĐăng ký
Xin chào, !
Bạn đã đăng nhập với email:
Đăng xuất