26/10/2021 07:00 GMT+7 | Văn hoá
(giaidauscholar.com) - Phong tục lễ hội của người Khmer chứa đựng rất nhiều yếu tố văn hóa, bao gồm những giá trị xã hội, đạo đức, thẩm mỹ, nghệ thuật.
Người Khmer Nam bộ nói chung và Sóc Trăng nói riêng, vốn có truyền thống văn hóa từ lâu đời và có nền văn minh phát triển từ khá sớm. Những nét đẹp văn hóa của đồng bào Khmer đã có nhiều đóng góp tích cực vào kho tàng văn hóa các dân tộc Việt Nam, tạo nên một bức tranh tổng thể góp thêm sự phong phú, thống nhất trong đa dạng của nền văn hóa Việt Nam tiên tiến đậm đà bản sắc dân tộc.
Các phong tục - lễ hội của đồng bào Khmer tỉnh Sóc Trăng qua từng giai đoạn phát triển của đất nước, được bảo tồn và phát huy bản sắc văn hóa dân tộc của đồng bào Khmer trên địa bàn tỉnh; đồng thời góp phần định hướng tạo ra sản phẩm du lịch đặc thù trong hoạt động phát triển du lịch của địa phương.
Theo nghiên cứu của ThS Sơn Lương, người Khmer Sóc Trăng có 4 đặc điểm loại hình cư trú bao gồm trên đất giồng; đất ruộng; ven theo kênh, các con rạch nhỏ; và dọc theo trục lộ giao thông. Tổ chức xã hội truyền thống chia theo đơn vị nhỏ nhất là “Phum” và lớn hơn là “Srok”- người Việt Nam (dân tộc Kinh) gọi trại là “Phum” và “Sóc”. Phong tục, lễ hội của người Khmer được hình thành từ đời sống văn hóa vật chất lẫn tinh thần xã hội bao gồm:
Nhà ở truyền thống là nhà sàn, nhưng do quá trình cộng cư, giao tiếp lâu năm với người Kinh, Hoa cũng như để thích ứng với điều kiện kinh tế, xã hội, địa lý, môi sinh tại chỗ, nên nhà sàn của người Khmer nay được thay bằng nhà nền đất. Ngày nay chúng ta không còn thấy được nhà sàn của người Khmer, hiếm hoi lắm là trong vài ngôi chùa cổ Khmer.
Về trang phục, trang sức thì người Khmer xưa nổi tiếng với kỹ thuật nhuộm vải từ quả mặc nưa gọi là “măc kh`loeur” để tạo màu đen tuyền bóng và lâu phai cho vải. Người đàn ông đi lễ mặc áo trắng, cổ tròn, hoặc đứng; bận quần âu dài, màu đen gọi là “Khô cheo, th`nê buôn”. Riêng trang phục trong lễ cưới, chú rễ mặc áo cổ đứng dài tay “ Ao Koth” khoác thêm áo choàng dài “Ao Phai” ở ngoài, quấn khăn màu đỏ trên vai, không bận quần mà phải quấn tấm vải “Som poth Som loy” hoặc thắt “Kbân” tức là quấn tấm vải có một đường thắt ở giữa. Người phụ nữ lớn tuổi, khi đi dự lễ ở phum, sóc hay chùa thì mặc kiểu áo cổ tròn màu trắng “Ao Bom pông, vêng”, người Việt gọi là “Tầm vông” có choàng chiếc khăn trắng, còn đối với các cô gái thì màu nào cũng được. Nhưng chủ yếu áo hành lễ là phải màu trắng, hoặc đen, riêng quần phải màu đen hoặc quấn sà rông. Cô dâu thường mặc kiểu áo dài Khmer, quấn Sa rông với các loại vải “Pha muông” hoặc “Leat” (loại vải có 3 lằn ở dưới chân hoặc loại vải trơn), đầu đội “Mô koth” màu óng ánh, một loại mão đặc biệt được thêu đính bằng “Slap Kom phêm” (cánh của con bọ cam) như là đầu rồng “Neak”.
Về ẩm thực gồm có Pro hok ôp (tức Pro hok loại thường” và “Pro ok” Num ma chok tưk Som lo (Bún nước lèo)
Ngôn ngữ chữ viết của người Khmer thuộc hệ Nam Á, nhóm Môn- Khmer, có chữ viết cỗ “Pruhmi” ảnh hưởng vùng phía Nam của Ấn Độ. Đến nay chữ viết cổ này được người Khmer cải tiến qua 10 lần để sử dụng.
Người Khmer có tín ngưỡng thờ cúng “Arak” và thờ cúng “Neak Ta”, gồm 2 tôn giáo chính là Bà La Môn và Phật giáo theo phái Theravada (gọi là Phật giáo Nam tông Khmer). Trong một năm có 3 lễ hội quan trọng nhất là “Pithi Bon Chôl Chhăm Thmây”- lễ vào năm mới, “ Pithi Bon Sene Đôn Ta”- lễ cúng ông bà và “Pithi Bon Om Tuk- Thvai Pres khe- Ooc Om boc”- lễ hội đua ghe ngo - cúng trăng - đút cốm dẹp.
Kho tàng văn học nghệ thuật của họ được lưu truyền từ xưa đến nay rất phong phú về nội dung, đa dạng về loại hình và độc đáo hấp dẫn về nghệ thuật bao gồm: văn học, nghệ thuật biễu diễn, mỹ thuật điêu khắc, nghệ thuật sân khấu Rô băm, sân khấu Dù Kê hay gọi là “La khôn Ba sắc”.
Cuối năm 2020, tại lễ kỷ niệm 100 năm hình thành và phát triển nghệ thuật sân khấu dù kê, tỉnh Sóc Trăng được công bố có thêm 3 loại hình di sản văn hóa (DSVH) phi vật thể được Bộ Văn hóa - Thể thao và Du lịch đưa vào danh mục DSVH phi vật thể quốc gia, gồm: “Nghệ thuật trình diễn dân gian nhạc ngũ âm”, “Nghệ thuật múa rom vong” của người Khmer và “Nghề thủ công truyền thống làm bánh pía của người Hoa” tỉnh Sóc Trăng. |
Các phong tục - lễ hội của đồng bào Khmer Sóc Trăng chia ra thành 4 nhóm gồm 13 phong tục - nghi lễ theo vòng đời người Khmer; 8 lễ hội phong tục - lễ nghi theo tính ngưỡng dân gian; 9 nghi lễ theo tín ngưỡng tôn giáo; 6 lễ hội lớn theo truyền thống dân tộc Khmer. Với bảy đặc điểm: thờ cúng Meeba, Arak, Neak Ta và Nàng Kong Hing - Kro pơ; tín ngưỡng Bà La Môn giáo thể hiện qua việc cúng tế các thần linh, thế lực huyền bí siêu nhiên; phật giáo gắn với nhà chùa sư sãi Nam Tông Khmer; tính thiêng trong các phong tục lễ hội; các lễ vật; tính cố kết cộng đồng trong phong tục, lễ hội; và cuối cùng là tính giao lưu và trao truyền văn hóa.
Phong tục lễ hội của người Khmer chứa đựng rất nhiều yếu tố văn hóa, bao gồm những giá trị xã hội, đạo đức, thẩm mỹ, nghệ thuật.
Trả lời báo chí, ông Sơn Thanh Liêm - Phó Giám đốc Sở Văn hóa - Thể thao và Du lịch cho rằng: “Việc phát huy, khai thác giá trị di sản văn hoá để phát triển du lịch nói riêng có bước chuyển biến đáng kể. Thời gian tới, ngành tiếp tục tăng cường công tác quản lý nhà nước đối với hoạt động bảo vệ và phát huy giá trị di sản văn hoá, gắn trách nhiệm của chính quyền, các tổ chức đoàn thể và người dân trong việc bảo tồn và phát huy giá trị di sản văn hoá. Phát huy vai trò của hệ thống thông tin đại chúng trong việc tuyên truyền, giáo dục kiến thức về Luật Di sản văn hóa đến nhân dân, đề cao vai trò của nhân dân trong việc tham gia quản lý di sản văn hoá nói chung".
Hoàng Anh
Đăng nhập
Họ và tên
Mật khẩu
Xác nhận mật khẩu
Mã xác nhận
Tải lại captchaĐăng ký
Xin chào, !
Bạn đã đăng nhập với email:
Đăng xuất