21/03/2014 07:26 GMT+7 | Thế giới Sao
(giaidauscholar.com) - Elena Tambini năm nay 25 tuổi, xinh đẹp, là trọng tài kiêm người mẫu bán thời gian. Fan Serie A đang háo hức chờ đợi cô sớm tới làm việc ở giải đấu cao nhất Italy.
Nhưng liệu Elena có chịu đựng nổi áp lực của công việc vốn được cho thuộc về thế giới của đàn ông?
Sự kỳ thị nữ giới
Trọng tài vốn dĩ thường bị đối xử khắt khe bởi fan, cầu thủ và HLV của các đội. Với trọng tài nữ, mọi thứ dường như lại càng khắc nghiệt hơn.
Năm 1999, sau khi Coventry thua 3-4 trước Leeds United, HLV Strachan cho rằng bàn thắng thứ 4 của Leeds được ghi khi cầu thủ của họ rơi vào thế việt vị dài cả mấy mét nhưng trọng tài Wendy Toms chẳng nhận biết được điều đó. “Không quan trọng họ là phụ nữ, đàn ông hay là chó Béc-giê. Nếu không có khả năng thì đừng nên tham gia vào công việc này”. Chuyện này kết thúc trong thầm lặng sau lời tuyên bố ủng hộ Wendy của Chủ tịch Hiệp hội trọng tài Anh, Peter Willis. “Cô ấy là một trọng tài giỏi. Tôi nghĩ những gì xảy ra đáng buồn. Strachan có quyền đưa ra ý kiến nhưng nói về giới tính của trọng tài là không thích đáng chút nào”. Strachan không phải nhận bất cứ án phạt nào.
Năm 2006, HLV Mike Newell của Luton Town đã có phát biểu miệt thị trợ lý trọng tài Amy Fearn trong trận thua của họ trước QPR. Tức giận vì cho rằng trọng tài không cho Luton được hưởng phạt đền, Newell nói: “Cô ta không nên có mặt ở đây. Tôi biết rằng họ bảo đó là sexy nhưng tôi mới là người sexy. Đây không phải là bóng đá công viên, vì thế phụ nữ đang làm gì ở đây?”.
Newell đã bị phạt và đưa ra lời xin lỗi vì những câu nói không đúng mực đó nhưng mọi chuyện chưa dừng lại. Năm 2011, trọng tài xinh đẹp Sian Massey cũng gặp vấn đề tương tự. Quyết định để Massey bắt chính trong trận đấu giữa Wolves và Liverpool sẽ là bước đệm để cô tiến xa hơn nữa trong sự nghiệp của mình. Thế nhưng, nó đã rơi vào vòng xoáy tranh cãi bởi bình luận vô duyên của hai bình luận viên của đài Sky Sports.
Bóng đá không thể thiếu phụ nữ
Khác với Wendy Toms và Amy Fearn, Sian Massey đã bắt tình huống việt vị chính xác nhưng vẫn bị Richard Keys và Andy Gray chế giễu. “Phải có ai đó xuống dưới sân và giải thích luật việt vị với cô ấy”- Keys nói. Còn cựu cầu thủ Gray hưởng ứng: “Anh có tin được không. Một trọng tài biên là nữ. Phụ nữ thì làm sao biết luật việt vị”.
Chuyện xảy ra chỉ ít giờ sau khi Phó Chủ tịch CLB West Ham khi đó, bà Karren Brady, có bài bình luận dài về sự sexy trong bóng đá trên tờ Sun. Một chiến dịch bảo vệ trọng tài nữ đã được báo chí Anh mở ra, tấn công dồn dập 2 bình luận viên kỳ thị giới tính. Đài Sky Sports sau đó cũng đã sa thải nhân viên của mình bởi áp lực dư luận.
Sự việc của Massey làm dấy lên câu hỏi: Liệu bóng đá có thể sớm xóa bỏ sự kỳ thị giới tính?
Trên thực tế, từ lâu bóng đá đã phụ thuộc vào nữ giới. Theo thống kê mùa giải 2008/09 tại Premier League, cứ 5 CĐV tới sân thì có 1 phụ nữ và trong 2,3 triệu fan trên khán đài giải đấu này trong 5 năm từ 2006-2011 thì 1/3 là nữ giới. Tỷ lệ nữ giới cao khiến FA đã dự định phát hành một chương trình về bóng đá chỉ giành cho nửa kia của thế giới trên đài ESPN.
Fan nữ cũng tiêu thụ một lượng lớn các đồ lưu niệm, áo đấu, qua đó cải thiện doanh thu từ mảng này của các CLB. Một fan nam của Man City cũng thừa nhận rằng anh sẽ thích đến khán đài hơn khi bên cạnh là những cô gái đầy nhiệt huyết và hiểu biết không kém gì anh về CLB. Dưới sân, với những tranh cãi liên miên về penalty khiến các cầu thủ và nam trọng tài thường xuyên đấu khẩu, một nụ cười của phái nữ có thể xua tan tất cả.
Cẩm Oanh
Thể thao & Văn hóa
Đăng nhập
Họ và tên
Mật khẩu
Xác nhận mật khẩu
Mã xác nhận
Tải lại captchaĐăng ký
Xin chào, !
Bạn đã đăng nhập với email:
Đăng xuất