Cảnh báo tình trạng phá rừng rậm Amazon tại Brazil

24/11/2018 15:49 GMT+7 | Trong nước

(giaidauscholar.com) - Chính phủ Brazil cảnh báo hoạt động khai thác rừng trái phép và phá rừng lấy đất làm nông nghiệp đã khiến diện tích rừng Amazon bị phá lên tới mức cao nhất trong vòng 10 năm qua.

Giải mã những hình thù bí ẩn tại vùng rừng Amazon hàng nghìn năm trước

Giải mã những hình thù bí ẩn tại vùng rừng Amazon hàng nghìn năm trước

Những hình thù có dạng hình học bí ẩn được khắc trên mặt đất tại bang Acre của Brazil, từng khiến cho các nhà khoa học "đau đầu" trong việc giải mã chúng trong suốt nhiều năm qua, vừa được xác định từng là những khu tâm linh quan trọng được xây dựng trong khoảng thời gian 3000 năm trước Công nguyên và 1000 năm sau Công nguyên.

Trong dữ liệu của Chính phủ Brazil công bố ngày 23/11, các hình ảnh vệ tinh cho thấy, trong vòng một năm (tính đến tháng 7/2018), diện tích rừng Amazon bị chặt phá lên tới gần 8.000 km2, tương đương 50% diện tích của Jamaica và tăng 13,7% so với cùng kỳ năm ngoái. Theo thống kê này, tại các bang như Par hay Mato Grosso, nơi có nhiều diện tích rừng rậm Amazon, diện tích rừng bị chặt trắng lớn nhất. Mato Grosso là bang tập trung ngành sản xuất nông nghiệp hàng đầu của Brazil với sản lượng đầu nành cao nhất nước này.

Cơ quan Quan sát khí hậu Brazil, một tổ chức phi chính phủ về khí hậu, cho biết ngoài nạn chặt phá rừng bừa bãi, việc ngành sản xuất hàng hóa, thực phẩm tại Brazil  phát triển, cũng khiến rừng Amazon bị "chảy máu" do người nông dân phá rừng để mở rộng diện tích canh tác, chăn nuôi gia súc.

Chú thích ảnh
Một góc rừng Amazon nhìn từ trên cao. (Nguồn: Daily News)

Tuy nhiên, diện tích rừng bị phá lần này vẫn thấp hơn nhiều so với mức ghi nhận của đầu năm những 2000, trước khi Chính phủ Brazil triển khai chiến lược chống nạn phá rừng. Trong năm 2004, diện tích rừng bị san phẳng lên tới hơn 27.000km2, tương đương với diện tích của Haiti. Nhiều ý kiến quan ngại rằng tình trạng phá rừng sẽ gia tăng dưới thời của Tổng thống mới đắc cử Jair Bolsonaro do vị chính khách theo đường lối cánh hữu này thường chỉ trích cơ quan bảo vệ môi trường  Brazil và chủ trương thúc đẩy phát triển nông nghiệp.

Trải dài qua lãnh thổ phía Tây Bắc của Brazil, mở rộng sang Colombia và Peru cùng nhiều quốc gia Nam Mỹ khác, rừng rậm Amazon được ví như là "lá phổi xanh" của Trái Đất. Rừng nhiệt đới lớn nhất hành tinh này là nơi tập trung tới 1/3 đa dạng sinh học của toàn cầu, hấp thụ 10% khí thải CO2 và sản sinh ra 20% lượng O2 của toàn thế giới. Cùng với vấn nạn chặt phá rừng bừa bãi, rừng rậm Amazon còn đối mặt với nguy cơ bị bốc cháy.

Mạng tin IPS tổng kết trong 14 năm qua, khu rừng nhiệt đới khổng lồ tại Nam Mỹ này đã chịu 3 đợt khô hạn tồi tệ n hất trong vòng 100 năm. Các dữ liệu thu thập được tại vùng lòng chảo Amazon – qua vệ tinh, nghiên cứu trên không và trạm, tháp khí tượng – đưa tới dự đoán về các đợt khô hạn kéo dài hơn và thường xuyên hơn tại vùng rừng này trong những thập kỷ tới. Khu rừng nhiệt đới thường có sức chống hạn khá cao này trong tương lai sẽ có ít thời gian để phục hồi hơn giữa các đợt khô hạn. Vào cuối thế kỷ này, nhiệt độ đang tăng dần của khu vực có thể đạt tới mức cao nhất trong vòng 10 triệu năm qua và do đó, gây bất ổn cho một hệ sinh thái có vai trò trọng tâm trong nhiệm vụ điều tiết khí hậu toàn cầu.

Cho tới gần đây, giới khoa học vẫn tin rằng các khu rừng nhiệt đới trên thực tế gần như miễn nhiễm với lửa tự nhiên, và rất ít khi có sét đánh gây cháy mà không kèm theo trời mưa. Tuy nhiên, tình hình đã thay đổi và vượt ra ngoài tầm kiểm soát khi trời ngừng mưa. Khác với các đám cháy tại các khu rừng ôn đới khô hanh, tính chất của rừng nhiệt đới khiến cho mỗi đám cháy đều tạo điều kiện thuận lợi cho các đám cháy còn lớn hơn vào năm sau.

Cơ quan Không gian và Vũ trụ Mỹ (NASA) tính toán rằng trong khoảng 1999 – 2010, có tới 3% diện tích rừng Amazon đã bị cháy. Trong những năm có những đợt cháy rừng lá thấp nghiêm trọng nhất, diện tích rừng bị cháy còn vượt cả diện tích bị ảnh hưởng bởi nạn phá rừng và hoạt động canh tác nông nghiệp. Trong những năm khô hạn, tình trạng trên còn bị làm trầm trọng hơn bởi nạn phá rừng.

Trong những năm bình thường, hơn 7 triệu km2 rừng nhiệt đới của Amazon hoạt động như một máy hút CO2 tự nhiên của toàn cầu: khối lượng CO2 được hấp thụ luôn cao hơn so với khối lượng CO2 thải ra. Tuy nhiên, trong những năm khô hạn, khi nhịp độ tăng trưởng của thảm thực vật suy giảm và các cây lớn bị chết, khối lượng CO2 được hấp thụ sụt giảm. Khi đó, Amazon không chỉ không thể hoàn thành chức năng “lá phổi hành tinh” mà còn dần chuyển thành một nguồn thải khí CO2. Thêm vào đó, hậu quả của khô hạn nghiêm trọng sẽ kéo dài vài năm.

Từ năm 1970, hơn 1/5 diện tích rừng Amazon đã bị hủy hoại do hoạt động khai thác lâm sản và canh tác, chăn thả nông nghiệp. Giờ đây, hiện tượng biến đổi khí hậu đang nhân rộng những hậu quả tai hại mà hoạt động của con người gây ra cho “lá phổi” của hành tinh, cuộc đấu tranh bảo vệ rừng già Amazon sẽ không chỉ giới hạn ở việc ngăn ngừa khai thác trái phép, mà còn có cả cuộc chiến chống lại cháy rừng.

TTXVN/Thanh Hương

Cùng chuyên mục
Xem theo ngày
Đọc thêm