Phát hiện hành tinh lùn xa nhất trong hệ Mặt trời

20/12/2018 14:34 GMT+7 | Trong nước

(giaidauscholar.com) - Các nhà thiên văn học Mỹ đã phát hiện một hành tinh lùn ở vị trí xa nhất trong hệ Mặt Trời.   

Phát hiện hành tinh du mục bí ẩn bên ngoài Hệ Mặt Trời

Phát hiện hành tinh du mục bí ẩn bên ngoài Hệ Mặt Trời

Theo nghiên cứu công bố trên The Astrophysical Journal, hành tinh mang tên SIMP J01365663+0933473 có khối lượng gấp khoảng 12 lần Sao Mộc, ngôi sao lớn nhất trong Hệ Mặt Trời.

Hành tinh này nằm cách Mặt Trời ở khoảng cách gấp 120 lần khoảng cách giữa Trái Đất và Mặt Trời và được đặt tên là hành tinh Farout trong khi tên chính thức là 2018 VG18.   

Theo nhà thiên văn Scott Sheppard, chuyên gia Viện Khoa học Carnegie ở Washington, Mỹ, một trong số những nhà khoa học phát hiện ra hành tinh trên, Farout có đường kính 483 km và có màu hơi hồng, ngả sang đỏ. Màu sắc này tiết lộ rằng hành tinh này được bao phủ trong băng giá. Ông cho biết lần đầu tiên phát hiện thấy hành tinh này, Farout đang di chuyển với tốc độ chậm nhất mà ông chưa từng thấy.     

Chú thích ảnh
Ảnh minh họa. Nguồn: Viện Khoa học Carnegie

Ước tính, hành tinh Farout sẽ mất hơn 1.000 năm để thực hiện một hành trình vòng quanh Mặt Trời. Các nhà thiên văn Mỹ đã phát hiện ra hành tinh này trong quá trình nghiên cứu tìm hành tinh lớn thứ 9 ở khu vực rìa hệ Mặt Trời.   

Hiện có khoảng 50 hành tinh lùn trong hệ Mặt Trời. Hành tinh lớn nhất là Pluto (Diêm Vương) có đường kính khoảng 2.370 km và hành tinh Eris có đường kính khoảng 2.325 km.  

TTXVN/Minh Châu

Cùng chuyên mục
Xem theo ngày
Đọc thêm