02/08/2015 07:14 GMT+7
(giaidauscholar.com) - 104 năm trước, Nhà hát Lớn ở Hà Nội do người Pháp xây dựng với sức chứa 600 chỗ ngồi.
Công trình ấy nằm ở trung tâm Thủ đô, được coi là một địa chỉ kiến trúc tiêu biểu cho một phần Phố Tây (French quater), nằm ngay sát phần Phố Cổ (Old quater).
Chi phí xây dựng công trình này là 2 triệu Franc, bằng khoảng một phần ba kinh phí xây cầu Long Biên khánh thành trước đó 10 năm, và gần gấp rưỡi so với số vốn của Công ty Vải sợi Bắc Kì (cột trụ của ngành công nghiệp bông vải lúc ấy).
Câu chuyện Nhà hát Lớn bỗng ồn ào gần đây vì lớp sơn mới được cho là không phù hợp.
Nó lấn lướt so với một thực tế nổi lên là sức chứa của Nhà hát này được cho là không đủ lớn để tổ chức một sự kiện đặc biệt là vở ballet The Swan Lake (Hồ Thiên Nga) được trình diễn trên sân khấu 3D của Nga. Buổi biểu diễn duy nhất này được tổ chức ở một nơi không phải là nhà hát - Trung tâm Hội nghị quốc gia.
Câu hỏi đặt ra ở đây là nếu như hoạt động văn hoá âm nhạc đẳng cấp - là thước đo cho trình độ thưởng thức nghệ thuật, có sự cộng hưởng từ công nghệ hiện đại mà đưa được công chúng trở lại như 2-30 năm trước thì Việt Nam có nên có một nhà hát quốc gia có quy mô, sức chứa lớn hơn hay không?
Tất nhiên rằng, việc xây dựng bất cứ công trình nào ở thời điểm hiện tại cũng đều cần xét tới vấn đề tài chính và hiệu năng. Nhưng nếu chúng ta đang xem xét xây dựng một bảo tàng lịch sử mới mà riêng chi phí phần cứng của nó dự trù vào khoảng 11 ngàn tỉ đồng thì một nhà hát tầm cỡ, tương xứng có lẽ cũng nên được đặt ra.
Chúc quý vị độc giả một tuần vui vẻ!
Thể thao & Văn hóa Cuối tuần
Đăng nhập
Họ và tên
Mật khẩu
Xác nhận mật khẩu
Mã xác nhận
Tải lại captchaĐăng ký
Xin chào, !
Bạn đã đăng nhập với email:
Đăng xuất